Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình 37 độ C một chút. Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,5 độ C. Vậy khi bị sốt nên ăn gì và chăm sóc cơ thể như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến bị sốt
Sốt là biểu hiện do nhiều bệnh gây nên. Vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu ăn uống gì khi sốt thì chúng ta cần chỉ rõ các nguyên nhân gây sốt thường gặp. Từ đó, bạn sẽ biết cách nhận diện mầm bệnh và tìm ra hướng điều trị hợp lý và kịp thời nhất.
Cảm cúm: Người bị cảm cúm thường kèm theo sốt và cảm giác ớn lạnh, ho, đau họng, chảy mũi,…
Sốt xuất huyết: Đây là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh thường biểu hiện sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ khớp và có cảm giác chán ăn.
Sốt rét: Bệnh này do ký sinh trùng sốt rét gây nên. Biểu hiện của bệnh này là sốt cao kèm theo ớn lạnh cơ thể. Người bệnh còn cảm thấy buồn nôn và đổ mồ hôi liên tục, gây mất nước.
Bị sốt nên ăn gì?
1. Bị sốt nên uống nhiều nước
Khi bị sốt cao, cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của bệnh sốt này. Sốt càng cao, cơ thể không được bù đắp đủ nước sẽ gây mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi.
Lượng nước cần thiết bạn cần dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1,5 – 2 lít nước. Bạn nên pha oresol với nước lọc hay dùng nước biển khô để bổ sung điện giải cho cơ thể tốt nhất. Uống đủ nước khi sốt, cơ thể sẽ được bù nước, da không bị khô và cơ thể được thanh lọc.
2. Bị sốt nên ăn gì? Ăn thực ăn dạng lỏng
Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.
Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.
3. Uống nước ép hoặc sinh tố từ rau củ quả
Trái cây là một thực phẩm cần thiết cho người bị sốt. Bạn nên ăn các loại quả chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng và đồng thời bổ sung thêm nước cho cơ thể. Các loại trái cây bạn nên ăn là: bưởi, quýt, cam,… Bạn có thể làm nước ép hoặc sinh tố cho dễ uống.
4. Bị sốt nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh:
Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt
1. Không nên dùng nước lạnh, đá
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
2. Người bị sốt không nên ăn trứng
Không nên ăn trứng khi bị ốm, bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.
Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được. Do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
3. Không nên uống mật ong
Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Chăm sóc cơ thể khi bị sốt
Mặc quần thoáng mát để dễ tỏa nhiệt. Không được đắp chăn trùm kín hoặc mặc áo quần quá chặt.
Lau mát: Dùng nước lạnh hoặc nước ấm để hạ nhiệt độ. Lau ở các vùng kín trên cơ thể mà khó thoát nhiệt như bẹn, nách,… Lưu ý nhiệt độ nước cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
Uống thuốc hạ sốt: Nếu sốt trên 38,5 độ C thì hãy dùng thuốc hạ sốt. Bạn có thể dùng loại paracetamol liều 10 – 15mg/kg, khoảng cách giữa lần uống kế tiếp cách 4h.
Nếu tình trạng sốt kéo dài, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa. Bởi, sốt là biểu hiện của nhiều bệnh, không nên chủ quan với sức khỏe của chính mình!
Nguồn : bau.vn