Bốn ấm một lạnh: Quy tắc giữ ấm cho trẻ để cả mùa Đông không ốm

Quy tắc giữ ấm cho trẻ mùa Đông mẹ cần biết chính là "bốn ấm một lạnh"'. Hiểu và áp dụng đúng cách, con yêu sẽ khoẻ mạnh suốt mùa Đông.

Để bé luôn khỏe mạnh vào mùa Đông, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì quy tắc giữ ấm cho trẻ mùa Đông cũng rất quan trọng. Bốn ấm một lạnh – một trong những cách mặc đồ chuẩn ấm áp đã được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả.

1. Bốn ấm một lạnh là gì?

quy tắc giữ ấm cho trẻ

“Bốn ấm một lạnh” là quy tắc mặc đồ cho bé mùa Đông mẹ cần biết

Bốn ấm chính là:

  • Tay ấm: Tức là khi vừa mặc quần áo xong, kiếm tra bàn tay ấm, không đổ mồ hôi
  • Lưng ấm: Giữ lưng vừa đủ ẩm, không ra mồ hôi vì mồ hôi dễ thấm ngược vào cơ thể gây ra cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
  • Bụng ấm: Đây là cách để bảo vệ dạ dày của trẻ vì nếu bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bình thường hằng ngày.
  • Bàn chân ấm: Bàn chân chứa nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm. Chân lạnh sẽ khiến bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Một lạnh chính là đầu của bé chỉ cần giữ ấm vừa phải. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Đó là lý do khi bé sốt cao, các bác sĩ thường mặc đồ mát mẻ và cho vào phòng thoáng khí. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.

2. 3 quy tắc cần thiết khác

Bốn ấm một lạnh là quy tắc quan trọng nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ áp dụng kèm 3 nguyên tắc sau:

  • Mặc không qua 4 lớp quần áo

quy tắc giữ ấm cho trẻ

Mẹ không nên mặc quá 4 lớp áo cho trẻ

Lời khuyên đưa ra là, đối với trẻ 1 – 3 tuổi, mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để chọn và mặc quần áo sao cho phù hợp nhất. Nếu trẻ đã biết bò hoặc biết đi, thường hoạt động nhiều, dễ sinh mồ hôi, quần áo phải dễ mặc, dễ cởi. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động.

  • Ủ ấm dần dần

Thời tiết thường không lập tức chuyển lạnh đột ngột ngay mà luôn có giai đoạn chuyển mùa. Mẹ cho bé làm quen dần với việc mặc áo ấm. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, nên để bé mặc ấm dần dần, từ từ tăng số lương quần áo. Việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

  • Mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh

Quá lạnh không tốt, quá ấm cũng có hại. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bé ra mồ hôi. Nếu mồ hôi này không thể thoát được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác. Rất nhiều trường hợp trẻ em đã bị cảm lạnh, viêm phổi do…mặc quá ấm, mồ hôi thấm ngược vào trong.

Để biết trẻ mặc đủ ấm hay chưa nên quan sát tay và chân của bé, nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo. Lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con.

3. Mẹo nhỏ chăm bé mùa Đông

Ngoài việc phải giữ ấm cho bé đúng cách, lưu một số mẹo nhỏ sau cũng sẽ chăm sóc bé tốt:

  • Nhiệt độ phòng chuẩn cho bé:

Để con cảm thấy thoải mái nhất, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 26 – 28 độ C.

Quy tắc giữ ấm cho trẻ

Ngoài việc giữ ấm thì vệ sinh cơ thể cho bé cũng rất quan trọng

  • Tắm cho bé:

hông giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, việc tắm cho trẻ sơ sinh ngay cả trong mùa lạnh vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên, không nên tắm cho con quá thường xuyên, chỉ cần 2 – 3 lần một tuần là đủ mẹ nhé!

  • Đừng quên tắm nắng:

Theo các nghiên cứu, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời không chỉ giúp xương phát triển mạnh khỏe mà còn giúp bé duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Những tháng cuối năm, trời trở lạnh thường xuyên cho đến khi mùa Đông thực sự đến. Biết quy tắc giữ ấm cho trẻ mùa Đông vừa giúp mẹ chăm con nhàn tênh lại giữ sức khỏe ổn định cho bé.

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.