Các phương pháp phòng tránh và điều trị áp xe ngực sau sinh?

Tuy tình trạng áp xe ngực không phải là hiếm gặp nhưng nó khiến nhiều phụ nữ sau sinh vô cùng đau đớn và khó chịu. Vậy hãy tìm hiểu bài viết dưới đây và bỏ túi ngay các phương pháp nếu bạn gặp phải tình trạng áp xe ngực này nhé.

Điều trị áp xe ngực sau sinh còn có thể tự chữa trị tại nhà nếu tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, rất ít người bệnh biết cách xử lý và khiến tình trang áp xe trở nên tồi tệ hơn.

Các phương pháp điều trị áp xe ngực sau sinh phụ nữ cần biết

1. Cách phòng tránh áp xe ngực đơn giản, hiệu quả

Vệ sinh tuyến vú thường xuyên là biệp pháp hữu hiệu nhất. Sau khi con bú, chị em nên sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh quanh vùng vú. Người mẹ nên chú ý thời gian con bú để tránh tình trạng trẻ ngậm đầu ti quá lâu. Không được gây tổn thương đến tuyến vú như trầy xước, nứt núm vú để tránh ứ đọng, tắc tia sữa khiến viêm nhiễm.

cac-phuong-phap-phong-tranh-va-dieu-tri-ap-xe-nguc-sau-sinh-1

2. Các cách điều trị áp xe vú tại nhà

  • Phụ nữ cho con bú bị áp xe ngực nên nghỉ ngơi điều độ, tránh tiếp túc tới vùng vú bị tổn thương. Đặc biệt, trong tình trạng này thì không được cho con bú ở ngực có ổ áp xe.
  • Người mẹ nên vắt bỏ sữa vì có thể sữa sẽ lần mủ vàng do vú bị viêm nhiễm. Nếu để con tiếp xúc sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Áp dụng một số cách vật lý trị liệu giúp giảm đau đơn giản như: chườm nóng, xoa bóp,..
  • Hãy sử dụng các loại kháng sinh chuyên trị hoặc thuốc giảm đau nếu bị đau nhức sâu và mạnh.
  • Mẹ bỉm có thể sử dụng thuốc diệt nấm để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì người mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

cac-phuong-phap-phong-tranh-va-dieu-tri-ap-xe-nguc-sau-sinh-2

3. Sử dụng phương pháp chích, dẫn lưu để điều trị áp xe vú

Đối với người bệnh viêm tuyến vú chuyển thành khối áp xe thì cần phải chích rạch, tháo mủ. Dựa vào tình hình bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị ổ áp xe khác nhau. Cụ thể:

  • Với các áp xe nông thì không cần quá cầu kì. Khi bạn đến bác sĩ sẽ chích ổ áp xe và lấy mủ vàng ra.
  • Còn với những áp xe thể tuyến và sau tuyến thì cần cân thiệp mổ và gây tê. Bác sĩ sẽ dựa theo đường nam hoa hoặc vòng cung để dẫn mủ ra ngoài.

cac-phuong-phap-phong-tranh-va-dieu-tri-ap-xe-nguc-sau-sinh-3

Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm để chữa bệnh. Đó là những thức cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt cho sức khỏe của bạn.

4. Một số lưu ý khi điều trị tình trạng áp xe ngực

– Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng không có kiểm chứng. Nếu bạn tác động trực tiếp lên vùng ngực sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng của tuyến vú nghiêm trọng.

– Tránh thực hiện chích, hút mủ khi ổ áp xe còn non chưa hóa mủ hoàn toàn. Nếu bạn muốn chích mủ cần chờ đợi ổ áp xe đã hóa mủ hết và nên thực hiện ở cơ sở uy tín.

– Bạn nên đi siêu âm trước khi thực hiện chích mủ khi thấy những dấu hiệu sau.

  • Người bệnh có cảm giác đau nhau ở sâu bên trong tuyến
  • Bề mặt da ngực có dấu hiệu chuyển sang tím nhạt và bắt đầu bong vẩy,..

cac-phuong-phap-phong-tranh-va-dieu-tri-ap-xe-nguc-sau-sinh-4

Trên đây là một số phương pháp điều trị áp xe ngực sau sinh cho chị em phụ nữ. Hi vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin để mẹ bỉm hiểu hơn về áp xe ngực và các cách phòng tránh, xử lý của nó.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh: 6 thực phẩm lợi sữa mẹ nên biết

    Mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh: 6 thực phẩm lợi sữa mẹ nên biết

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào sau sinh. Bên cạnh việc nghỉ ngơi đầy đủ và cho con bú đúng cách, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiết sữa. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giúp lợi sữa hiệu quả mà các mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.