Trong những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ mất 1 khoảng thời gian để rốn có thể bắt đầu rụng. Giai đoạn rụng rốn vốn rất nhạy cảm đối với trẻ sơ sinh, thế nên bất kì dấu hiệu bất thường tại phần rốn đều có thể cảnh báo nguy hiểm. Chính vì vậy, trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý đến trẻ nhiều hơn và lập tức đưa trẻ đi khám nếu như phát hiện những biểu hiện bất thường. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu vấn đề trẻ sơ sinh rụng rốn và những dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc mẹ nhé!
Dấu hiệu của trẻ sơ sinh rụng rốn những chưa khô
Tình trạng rốn bé rụng nhưng chưa khô là tình trạng có thể xảy ra ở một số em bé. Thông thường, sau khoảng 7 đến 10 ngày cuống rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng và vài ngày sau đó vẫn còn chảy nước. Đó gọi là hiện tượng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô. Lúc này, việc chăm sóc trẻ cần phải cẩn thận vì nếu không chăm sóc đúng cách rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó mà phần cuống rốn của bé có thể bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp khác, nếu mẹ thấy rốn trẻ có nước rỉ ra có màu vàng hay có mùi hôi hoặc có thể lẫn máu hãy đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Khi nào rốn của trẻ sơ sinh được cho là bất thường?
- Rốn có mủ.
- Rốn có mùi hôi, rỉ nước vàng.
- Rốn chảy máu nhiều, khó cầm máu.
- Rốn chồi hạt.
- Phần da quanh rốn bị tấy đỏ, sưng nề.
- 3 tuần tuổi vẫn chưa rụng rốn.
Nguyên nhân khiến rốn trẻ rụng nhưng chưa khô
1. Trẻ bị viêm mạch máu rốn
Những mạch máu rốn và động mạch trong những ngày đầu đời của trẻ sẽ xơ hóa và xẹp xuống. Thế nhưng, nếu như mẹ không biết chăm sóc đúng cách, trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải tình trạng bị vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu gây viêm. Mẹ cần quan sát vì trẻ có thể rất dễ bị viêm động mạch rốn, biểu hiện là cuống rốn đã rụng nhưng lâu khô hay phần bụng quanh rốn bị sưng, tấy đỏ. Nếu mẹ vuốt theo chiều xương mu lên rốn mà thấy xuất hiện mủ chảy ra thì mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
2. Trẻ bị uốn ván rốn
Trẻ bị uốn ván rốn sẽ có hiện tưởng mủ chảy ra nếu mẹ vuốt nhẹ nhàng từ mỏm ức xuống. Đây là tình trạng bị viêm tĩnh mạch rốn, khiến vi khuẩn tấn công sang những khu vực khác như gan, mật… Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
3. Trẻ bị u hạt rốn
Trẻ sơ sinh bị u hạt rốn thường không có các dấu hiệu rõ ràng, chúng có thể rụng sớm hơn mà không hề có các dấu hiệu như sưng đỏ hoặc sốt. Nếu muốn phát hiện, mẹ cần để ý đến vùng chân rốn của trẻ sơ sinh. Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện chân rốn rỉ dịch vàng, u hạt rốn không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho bé.
4. Trẻ bị viêm rốn
Nếu rốn của trẻ có mùi hôi hoặc xuất hiện mủ, vùng rốn thường xuyên ẩm ướt thì sẽ có thể đang bị viêm rốn. Trong trường hợp này, mẹ cách xử lý đúng cách và chăm sóc trẻ hàng ngày bằng việc nặn bỏ mủ hay sử dụng oxy già để vệ sinh rốn cho con và lau khô khi vệ sinh xong.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn
Sau khi trẻ rụng rốn, bạn vẫn cần giữ thói quen vệ sinh rốn cho con để đảm bảo rốn của trẻ luôn sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng. Sau khi rốn của bé rụng, mẹ cần lưu ý trước mỗi lần vệ sinh rốn cho bé, mẹ phải đảm bảo tay của mình luôn sạch sẽ để tiếp xúc với rốn của bé. Vì rốn của bé trong những ngày đầu đời rất nhạy cảm nên mẹ cần rửa tay với xà bông thật kỹ nhé.
Các bước vệ sinh rốn bao gồm:
- Làm sạch rốn của trẻ bằng cồn 70 độ đẻ sát khuẩn, lưu ý nên sử dụng bằng miếng bông hoặc băng gạc sạch, ngày khoảng 1 đến 2 lần.
- Tiếp tục vệ sinh cho đến khi rốn của trẻ liền sẹo.
Lưu ý: Để rốn trẻ không bị tổn thương cũng như liền sẹo nhanh chóng, khi mặc tã cho trẻ mẹ cần gáp mép chúng xuống để mép tã không chạm vào phần rốn của trẻ, không để nước tiểu dính vào rốn. Và không dùng tay để kéo cuống rốn của trẻ ra, cả kể khi chúng đã rụng gần hết.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Hãy thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất của Bau.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa mẹ nhé!
Nguồn : bau.vn