Cách đóng bỉm cho bé đúng không gây tràn, hăm vùng kín

Bỉm là một phát minh rất vĩ đại của nhân loại. Bỉm giúp việc chăm con của mẹ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên khá nhiều mẹ còn băn khoăn về cách đóng bỉm cho bé đúng để không bị tràn, bị hăm. Mời các mẹ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.

Bỉm là một phát minh rất vĩ đại của nhân loại. Bỉm giúp việc chăm con của mẹ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên khá nhiều mẹ còn băn khoăn về cách đóng bỉm cho bé đúng để không bị tràn, bị hăm. Mời các mẹ tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.

Cách đóng bỉm cho bé đúng dành cho người lần đầu làm mẹ

– Chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết bao gồm: một miếng bỉm sạch, khăn mềm, chậu nước ấm và kem bôi chống hăm nếu cần. Đặt bé trên mặt phẳng khi tiến hành đóng bỉm. Nơi đặt có thể là giường hoặc bàn. Lưu ý để các đồ vật không liên quan ra xa tránh tầm với của bé.

– Giữ bé bằng một tay hoặc cố định bé lại bằng dây an toàn. Làm như vậy để tránh việc con vùng vẫy làm đổ nước. Một tay cố định bé tay con lại tháo bỉm bẩn vứt đi. 

Đặt bé ở mặt phẳng ngay ngắn rồi mới tiến hành thay bỉm

Đặt bé ở mặt phẳng ngay ngắn rồi mới tiến hành thay bỉm

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé trước khi thay bỉm. Sử dụng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh vùng kín, phần mông cho bé. Lưu ý là lau từ phía trước ra sau hậu môn. Không được làm ngược lại vì dễ gây nhiễm trùng đường tiểu.

Có nên đóng bỉm cho bé 24/24 không?

Có nhiều mẹ tận dụng sự tiện lợi của bỉm quá mức. Không ít người đóng bỉm cả ngày cho con để vừa sạch sẽ cho mẹ vừa giúp bé vui chơi thoải mái. Tuy nhiên nếu đóng bỉm 24 tiếng một ngày dễ khiến bé yêu bị hăm tã, viêm da và nhiều bệnh khác.

Làn da của bé còn rất mong manh và nhạy cảm vì thế rất dễ bị viêm. Do đó khoảng 2-3 tiếng mẹ phải thay bỉm cho con một lần để đảm bảo vùng đóng bỉm luôn khô thoáng, các vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi phát triển. Nếu bé đi đại tiện các mẹ cần thay ngay lúc đó. Mỗi ngày nên bỏ bỉm 3,4 tiếng để con được thoải mái. Ban đêm nên đóng bỉm để con có thể ngủ sâu giấc hơn.

Cách đóng bỉm đúng là cứ mỗi 2,3 tiếng thay một lần và thay sau khi bé đi đại tiện

Cách đóng bỉm đúng là cứ mỗi 2,3 tiếng thay một lần và thay sau khi bé đi đại tiện

Một số quan niệm sai lầm về việc đóng bỉm cho bé

– Đóng bỉm khiến hạ bộ bé trai nóng lên gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là quan điểm có cơ sở. Ngược lại khi mặc bỉm, cơ quan sinh dục của bé trai có xu hướng mát hơn những vùng khác của cơ thể. Ngoài ra tinh hoàn cần nhiệt độ thấp để sản xuất tinh trùng. Đối với trẻ nhỏ tinh hoàn chưa sản xuất tinh trùng nên đóng bỉm hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản.

– Đóng bỉm nhiều bé lớn lên bị chân đi vòng kiềng. Điều này hoàn toàn là quan niệm sai trái, võ đoán. Một người mắc phải chứng đi chân vòng kiềng là do di truyền từ thế hệ trước. Hoặc nguyên nhân có thể do trẻ bị thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Vì thế khi đi áp lực cơ thể đè lên đôi chân dẫn đến bé đi vòng kiềng. Một nguyên nhân khác có thể do mẹ tập đứng, đi quá sớm. Một số người còn địu con sai cách để hai chân bé thả buông thay vì vuông góc tại gối dẫn đến sau này con mắc chứng đi vòng kiềng.

Quan điểm đóng bỉm cho bé nhiều gây chân vòng kiềng là không có cơ sở

Quan điểm đóng bỉm cho bé nhiều gây chân vòng kiềng là không có cơ sở

Khi nào nên bỏ bỉm và bắt đầu xi tè cho bé

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi các mẹ có thể bắt đầu xi tè cho con để giảm thời gian bé phải mặc bỉm. Nếu sớm hơn mốc này hành động xi tè gần như không có tác dụng. Lý do là vì trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ không có khả năng hiểu ý nghĩa tiếng xi tè của mẹ để làm theo. Khi trẻ được 2 tuổi có khả năng kiểm soát vấn đề đi vệ sinh. Lúc này các mẹ có thể bỏ hẳn bỉm cho con.

Một số dấu hiệu chứng tỏ bé có thể không cần dùng bỉm nữa. Thứ nhất là bé biết khi nào mình muốn tè để thông tin cho mẹ hoặc người trông bé biết. Thứ hai bé cảm nhận bỉm của mình đã bẩn và yêu cầu thay thế bằng một chiếc khác. Thứ ba bé dù đang mặc bỉm nhưng lại muốn tìm một nơi kín đáo để đi vệ sinh. 

Hy vọng các mẹ đã biết cách đóng bỉm cho bé đúng thông qua bài viết. Bên cạnh việc hiểu đúng về tác dụng của bỉm các bạn cũng phải lưu ý chọn bỉm chính hãng để bảo vệ sức khỏe con yêu. Chúc các bạn có một hành trình làm mẹ hạnh phúc. 

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.