Cách nấu sữa gạo lứt thơm ngon, béo ngậy ngăn ngừa ung thư

Gạo lứt nổi tiếng về công dụng giảm cân. Thế nhưng bạn có biết, sữa gạo lứt còn mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp không? Cùng Bau.vn tìm hiểu và nấu ngay 1 ly sữa gạo lứt thơm ngon cho cả nhà nào.

Sữa gạo lứt là một món đồ uống thú vị khi có thể dễ dàng kết hợp với mè đen, hạt sen, hạnh nhân… Vừa kích thích vị giác vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng của sữa gạo lứt đối với sức khỏe

1. Sữa gạo lứt làm giảm mỡ máu

Trong gạo lứt có chứa một lượng tinh dầu nhất định, giúp làm giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, những hạt gạo màu đậm có chứa chất xơ hỗ trợ giảm cholesterol.

2. Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Theo nghiên cứu, khi sử dụng gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Vì trong thành phần gạo lứt có chất làm máu lưu thông, làm hạ đường huyết.

sua gao lut

Thành phần manga trong gạo lứt bảo vệ sự điều hòa của thần kinh, thúc đẩy hệ thần kinh phát triển linh động. Gạo lứt còn là giảm các triệu chứng hen suyễn, bởi thành phần magie cao.

3. Sữa gạo lứt góp phần ngăn ngừa ung thư

Sữa gạo lứt chứa thành phần selen và pholyphenol- một trong những chất chống ung thư. Đặc biệt, các thành phần này phòng ngừa ung thư ruột kết- loại bệnh dễ mắc khi ăn phỉa thực phẩm độc hại.

4. Hỗ trợ giảm cân và chắc xương

Gạo lứt giàu chất xơ, chính vì thế nên lượng calo rất thấp, khi ta nạp chúng vào cơ thể lượng ít nhưng vẫn no lâu. Bởi vậy, nếu bạn đang giảm cân bạn hãy lựa chọn gạo lứt nhé.

sua gao lut

Trong gạo lứt cũng có chứa nhiều canxi có thể duy trì xương chắc khỏe và cung cấp lượng canxi tự nhiên cho cơ thể.

4 cách làm sữa gạo lứt đơn giản tại nhà

1. Sữa gạo lứt không đường

Nếu đang giảm cân, bạn có thể chọn loại sữa này, không có vị ngọt của đường mà chỉ dựa vào hương vị tự nhiên của gạo lứt.

Nguyên liệu 

50gram gạo lứt

500ml sữa tươi không đường

sua gao lut

Cách làm 

Bước 1: Sơ chế gạo lứt 

Đem gạo lứt rửa sạch, sau đó rang đến khi hạt gạo nổ và có mùi thơm.

Đun sôi 300ml nước sôi, tiếp đó nấu cùng gạo đã rang đến khi gạo mềm.

Bước 2: Xay gạo 

Đợi hỗn hợp trên nguội thì cho vào máy xay nhuyễn.

Lọc qua rây để bỏ bớt bã.

Bước 3: Nấu sữa

Cho 700ml nước lọc nấu cùng sữa tươi không đường. Đun đến khi gần sôi.

Tiếp đến, cho phần nước gạo lứt mới lọc vào, khuấy đều và nấu sôi trong vòng 5-10 phút.

Bạn có thể uống nóng hoặc lạnh.

2. Kết hợp với mè đen

Hạt mè có nhiều công dụng đối với xương, cung cấp protein thực vật cần thiết cho sức khỏe, giảm mỡ máu…

Nguyên liệu 

200gram gạo lứt

50gram mè đen

200ml sữa không đường

100gram đường (có hoặc không)

1 ít muối

sua gao lut

Cách làm 

Bước 1: Sơ chế

Ngâm gạo lứt trong vòng 1 tiếng.

Rang mè cho đến khi chín.

Bước 2: Xay nguyên liệu 

Cho đỗ đen và mè vào nồi ninh trong vòng 20 phút với 1 lít nước.

Để hỗn hợp nguội rồi dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bước 3: Nấu sữa

Lọc hỗn hợp vừa được qua rây.

Cho sữa tươi, ít muối, hỗn hợp vừa lọc đun sôi trong vòng 10 phút.

Bạn có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.

3. Sữa gạo lứt hạt sen

50gram gạo lứt

50gram hạt sen tươi

50gram đường

1-2 lít nước

400ml sữa tươi không đường

 

Cách làm 

Bước 1: Đem gạo lứt rửa sạch, sau đó rang đến khi hạt gạo nổ và có mùi thơm.

Bước 2: Cho gạo lứt và hạt sen vào nồi đun cùng 1,5 lít nước đến khi hạt sen chín nhừ. Sau đó, ủ trong vòng 1 tiếng.

Bước 3: Đem hỗn hợp xay mịn bằng máy xay và lọc qua rây.

Bước 4: Đổ sữa tươi vào cùng, thêm đường nấu trong vòng 10 phút.

4. Gạo lứt nấu cùng đậu đỏ và đậu phộng

Đậu đỏ và đậu phộng (lạc) sẽ làm tăng hương vị béo ngậy tự nhiên cho sữa.

Nguyên liệu 

100gram gạo lứt

50gram đậu đỏ

50gram đậu phộng

1 lít nước

Cách làm 

Bước 1: Đem đậu đỏ và đậu phộng ngâm qua đêm và rang chín.

Bước 2: Gạo lứt rửa sạch và rang chín đến khi có mùi thơm.

Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 1 lít nước. Nấu đến khi tất cả đều chín nhừ.

Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây và nấu cùng sữa tươi trong vòng 5 phút.

Những lưu ý khi uống sữa gạo lứt

Tuy sữa gạo lứt an toàn cho trẻ dễ bị dị ứng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa gạo lứt thay thế sữa mẹ và sữa công thức. Bởi, sữa gạo lứt có nguồn gốc từ thực vật nên không cung cấp đủ chất dinh dưỡng như đạm, vitamin B12, canxi cho bé.

Ngoài ra, nếu cho trẻ uống sữa gạo lứt thường xuyên trẻ rất dễ bị thiếu sắt, kẽm và các vitamin cần thiết.

Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bé. Bởi vậy, không nên cho bé uống sữa này quá thường xuyên.

Cách bảo quản gạo lứt

Để có mẻ sữa gạo lứt thơm ngon, yếu tố quan trọng nhất chính là gạo lứt cần được bảo đảm. Để gạo lứt không bị mốc, hỏng bạn hãy tham khảo những cách sau đây nhé!

1. Bảo quản bằng tỏi

Cho gạo lứt vào thùng kín có nắp, sau đó thêm 1 vài tép tỏi lên trên. Số lượng tỏi cho vào tỉ lệ thuận với số gạo bạn cần bảo quản.

2. Bảo quản gạo lứt bằng muối

Cho gạo vào thùng, sau đó rắc muối trắng lên gạo. Tuy nhiên, không nên rắc nhiều, tránh tình trạng gạo bị ướt và mặn.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật, cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ dưới 15 độ C khoảng 4-5 ngày. Sau đó, cho vào thùng gạo có thể hạn chế mối mọt, cũng như không bị nấm mốc.

Cách làm sữa gạo lứt rất đơn giản và đa dạng, có thể biến tấu theo sở thích. Bạn hãy dành thời gian làm món nước thơm ngon này cho các thành viên gia đình để tăng cường sức khỏe nhé!

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn