Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng và cần lưu ý những gì khi bảo quản sữa mẹ?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ sơ sinh nếu nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, cần bảo quản sữa mẹ đúng cách để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Mùi vị sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi những gì bạn nạp vào cơ thể như thức ăn hoặc các loại thuốc nên đôi khi sữa có mùi lạ mẹ đừng quá lo lắng. Do đó, bài viết này của Bau.vn sẽ giúp bạn nhận biết sữa mẹ bị hỏng và cách bảo quản sữa mẹ như thế nào là đúng.

4 cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng sau khi trữ đông

1. Sữa mẹ có mùi hôi khó chịu

Sữa mẹ nếu được bảo quản đúng cách thường có mùi dễ chịu, nhưng nếu sữa mẹ sau khi rã đông xuất hiện mùi khó chịu chua, tanh hay hôi giống như sữa bò hết hạn thì nguy cơ cao là sữa đã bị hỏng.

Tuy nhiên, cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng hay chưa dựa vào khứu giác không phải hoàn toàn chính xác. Đôi khi sữa mẹ có mùi khác là do thực phẩm ăn uống, thuốc uống, thảo dược… Lúc này, tuy sữa mẹ có mùi lạ nhưng vẫn có thể an toàn, miễn là em bé không phản ứng khó chịu với mùi này.

bao quan sua me

Để kiểm tra mùi sữa của mẹ chính xác, bạn thử đông lạnh sữa mẹ trong khoảng 5 ngày, sau đó rã đông và ngửi thử mùi. Trong khoảng thời gian đông lạnh khá ngắn nên chắc chắn sữa mẹ không thể bị hỏng. Bởi vậy, nếu sữa mẹ rã đông sau 5 ngày có mùi lạ thì thường là do chế độ ăn uống. Bạn vẫn có thể cho con bú sữa này nhưng nếu bé thấy khó chịu thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và loại bỏ sữa đó.

2. Sữa mẹ có vị chua sau khi trữ đông

Sữa mẹ thường có vị khác so với sữa bò nhưng nhìn chung vẫn có vị dễ chịu, béo ngậy, không mặn cũng không ngọt. Do đó, nếu bạn nến sữa mẹ và phát hiện mùi khó chịu như tanh, ôi hay chua thì không nên cho bé sử dụng vì sữa đã có thể bị hỏng.

3. Sữa bị nổi váng

Sau khi rã đông, sữa mẹ bị nổi váng là do chất béo đã tách ra khỏi sữa mẹ. Thông thường, khi  hâm nóng sữa mẹ xong, bạn chỉ cần lắc đều bình sữa thì lớp chất béo sẽ hòa lại cùng sữa mẹ.

bao quan sua me

Nhưng nếu sau khi lắc bình sữa, bạn vẫn thấy lớp váng tách biệt và không hòa tan, nghĩa là sữa mẹ có thể đã bị hỏng do bảo quản sai cách hoặc để quá lâu. Bạn nên bỏ số sữa này đi, không nên tiếc mà cho bé dùng vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

4. Sửa được bảo quản ở ngăn mát trên 4 ngày

Sữa mẹ có đặc tình làm chậm sự phát triển của các vi khuẩn xấu gây bệnh. Tuy nhiên, đặc tính này thường suy giảm theo thời gian bảo quản ở môi trường bên ngoài. Do đó, việc chú ý đến thời gian bảo quản cũng là cách nhận biết sữa đã hỏng hay chưa.

Nếu sữa đã bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trên 4 ngày thì bạn nên kiểm tra kỹ và bỏ đi nếu trẻ không thể dùng luôn. Ngoại trừ trường hợp, bạn có thể xử lý hết số sữa này trong khoảng 2-3 ngày tiếp đó thì có thể chuyển sang bảo quản ở ngăn đá càng sớm càng tốt.

Cách bảo quản sữa mẹ không bị hỏng

Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc bảo quản sữa mẹ làm sao cho đúng cách, để được lâu và an toàn thì hãy làm theo những bước dưới đây nhé!

  • Dán nhãn ghi chú thời gian vắt sữa cụ thể trên bình hoặc trên túi đựng sữa để biết được thời hạn của sữa còn hay không trước khị mang ra cho trẻ dùng.
  • Nên dùng túi trữ sữ làm từ nhựa an toàn, tiệt trùng kín đáo. Túi trữ sữa chất lượng sẽ không dễ rách, không bị hở và ngăn chặn được mùi khác từ tủ lạnh lẫn vào. Từ đó, mẹ nên lựa chọn và đầu tư túi đựng sữa kỹ càng để đảm bảo chất lượng sữa được tốt nhất.

bao quan sua me

  • Khi bảo quản sữa mẹ ở tủ lạnh hoặc tủ đông, bạn nên dùng túi sữa càng sâu bên trong càng tốt, không nên để túi sữa ở gần cửa tủ lạnh vì hoạt động đóng mở cửa tủ liên tục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Nếu không có ý định sử dụng sữa trong vòng 5-7 ngày thì bạn nên trữ đông sữa ngay sau khi vắt thay vì để trong ngăn mát tủ lạnh. Cấp đông sữa sẽ giúp bảo quản sữa trong khoảng 3-6 tháng mà không bị ảnh hưởng.
  • Sữa mẹ còn dư ở mỗi lần bú nên vứt đi hoặc chỉ sử dụng được sau 2 tiếng tiếp theo. Không nên cấp đông và rã đông sữa nhiều lần vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.

Việc nắm rõ cách nhận biết sữa bị hỏng là điều cần thiết để tránh việc con bú sữa kém chất lượng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, biết cách bảo quản sữa cũng quan trọng không kém để trẻ có nguồn sữa dinh dưỡng chất lượng.

Nguồn : bau.vn