“Canh” thời điểm thụ thai để ngừa di tật cho con

Bạn có biết, mùa hè là thời điểm có lượng tinh trùng thiếu đuôi cao nhất trong năm? Ngoài ra, nếu mang thai lúc đang bị bệnh, nguy cơ dị tật thai nhi cũng sẽ cao hơn bình thường? Tìm hiểu những thời điểm không tốt cho việc thụ thai là việc làm cần thiết để bạn đảm bảo cho một thế hệ sau khỏe mạnh


Chọn lựa thời gian thụ thai thích hợp không chỉ tăng khả năng thành công mà còn giúp bạn tránh được những thời điểm bất lợi

Để hạn chế nguy cơ dị tật cho con, bố mẹ “né” 6 mốc sau ra nhé!

1/ Những ngày trời nắng nóng

Bạn có để ý rằng những lúc thời tiết nóng nực, bạn thường bị “đeo bám” bởi cảm giác khó chịu và cảm thấy không ngon miệng? Nếu mang thai vào khoảng thời gian này, thai nhi có nguy cơ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mình, dẫn tới nguy cơ dị tật cao hơn.

Không chỉ vậy, nhiệt độ cao và tâm trạng bức bối cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng. Theo nghiên cứu, mùa hè là thời điểm có số lượng tinh trùng thiếu đuôi cao nhất trong năm. Đồng thời, “quân số” tinh binh trong mùa hè cũng thấp hơn hẳn so với các mùa khác.

2/ Đang có vấn đề về sức khỏe

Nếu đang có các vấn đề về sức khỏe hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có thai. Một số loại thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non…

Để cho con sự khởi đầu tốt nhất, bạn nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết như cúm, rubella, quai bị… từ 3-6 tháng trước khi mang thai.

3/ Lớn tuổi

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng. Theo nghiên cứu của trường Đại học Indiana (Mỹ), càng lớn tuổi, khả năng truyền gen “lỗi” của các ông bố cho các con mình càng cao, và nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng vì vậy mà cao hơn. Vì vậy, nếu muốn sinh con khỏe mạnh, “tranh thủ” đi bạn nhé!

Nam giới đừng trì hoãn quá lâu mới có con, bởi theo tuổi tác, tế bào tinh trùng có những biến đổi về gen dẫn đến các bệnh lý di truyền nguy hại khôn lường.

4/ Vừa mới ngưng sử dụng biện pháp tránh thai

Thuốc tránh thai và các biện pháp ngừa thai cho phụ nữ hoạt động trên cơ chế làm ức chế quá trình rụng trứng bằng cách ức chế hoạt động của các loại hoóc-môn và hoạt động của niêm mạc tử cung. Mang thai khi đang sử dụng biện pháp ngừa thai hoặc khi vừa mới ngưng sử dụng, bạn đã vô tình “đẩy” bé cưng vào tình huống phát triển bất lợi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

5/ Đang làm việc trong môi trường “nguy hiểm”

Nếu bạn hoặc anh xã đang phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, các dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu…, bạn nên cẩn thận. Bởi thụ thai trong thời điểm này, nguy cơ dị tật thai nhi khá cao. Dù có sử dụng các biện pháp bảo hộ, chất phóng xạ và các hóa chất vẫn có thể gây các biến đổi gen và biến đổi nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Nếu từng tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nên đợi ít nhất 1 tháng sau mới tính đến chuyện thụ thai, bạn nhé!

Không ít thì nhiều, hằng ngày bà bầu vẫn phải tiếp xúc với một số hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh. Phải làm sao để giữ an toàn cho sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ?

6/ Khi bạn đang căng thẳng

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý sau khi sinh của trẻ, tâm trạng căng thẳng trong quá trình mang thai của mẹ còn có thể gây “hậu quả” trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Theo đó, nếu mẹ bầu bị căng thẳng, ức chế trong 3 tháng đầu, thai nhi rất dễ bị sứt môi và hở hàm ếch sau khi sinh.

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn