Cha mẹ phải làm gì khi trẻ biếng ăn, không chịu ăn?

Biếng ăn là tình trạng phổ biến của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lần đầu còn bỡ ngỡ nên không biết phải làm gì khi trẻ biếng ăn.

Trẻ biếng ăn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính hoặc tư duy trí tuệ kém so với bạn bè cùng trang lứa…. Thế nên, mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn để phòng tránh những hậu quả đã kể trên? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng.

Phải làm gì khi trẻ biếng ăn, chán ăn?

1. Không nên làm bé căng thẳng trong bữa ăn

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, quát mắng, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ nên chia thành nhiều phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại tiếp tục cung cấp phần tiếp theo. Mẹo này để giúp khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

lam gi khi tre bieng an

2. Làm gì khi trẻ biếng ăn? Cha mẹ luôn kiên nhẫn với trẻ

Việc để bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn là điều không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này, đó là bố mẹ hãy kiên nhẫn cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mẹ ăn  ngon miệng, trẻ sẽ bắt chước tập theo.

3. Cho trẻ ngồi chung cùng gia đình

Nhiều cha mẹ thường cho con ăn riêng, ăn trước để bữa cơm của mình không bị gián đoạn. Thế nhưng, ngồi chung cùng các thành viên trong gia đình trẻ sẽ có cảm giác vui vẻ hơn. Hơn nữa, khi đó bố mẹ hãy để con tự cảm nhận món ăn thông minh hành động chạm, bốc. Đồng thời, có thể hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa để tự ăn. Khi bét tự lập trong ăn uống, người lớn cũng nên vỗ tay khen ngợi để nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú hơn. Việc làm này giống như một sự khích lệ, động lực để bé cố gắng.

 

4. Căn chỉnh thời gian giữa các bữa cơm

Đối với những trẻ hiếu động, rất khó để trẻ ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù trẻ có ăn ít thì cha mẹ cũng chỉ nên kéo dài bữa ăn trong thời gian khoảng 30 phút. Điều này có tác dụng giúp bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý, mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

lam gi khi tre bieng an

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 – 5 tiếng bởi:

  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.
  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

5. Làm gì khi trẻ biếng ăn? Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Cha mẹ hay dùng món ăn vặt làm phần thưởng khi trẻ làm tốt điều gì đó. Nhưng đây lại là sai lầm của nhiều gia đình khi dùng cách này để giải quyết vấn đề trẻ biếng ăn. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn, ví dụ như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe… Những phần thưởng này sẽ hấp dẫn hơn đối với những đứa trẻ chán ăn, lười ăn.

Trẻ biếng ăn là hiện tượng phổ biến, nhưng không có nghĩa cha mẹ được chủ quan. Tốt nhất, nếu thời gian trẻ biếng ăn kéo dài, thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn.

Nguồn : bau.vn

  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.