Chế biến 3 món cháo khoai môn giúp bé ăn ngon, chóng lớn

Cháo khoai môn có thể còn xa lạ đối với nhiều mẹ. Thế nhưng, đây lại là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng cho bé mà mẹ nên thử.

Để thực đơn ăn dặm của bé trở nên phong phú, đa dạng chứa nhiều chất, mẹ không nên bỏ qua món cháo khoai môn. Vậy chế biến món ăn này như thế nào để thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn cách nấu!

Cháo khoai môn cung cấp dưỡng chất gì?

Trong khoai môn có chứa nhiều chất xơ và carbohydrate, các loại vitamin như A,C,E,B6 và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, ăn cháo khoai môn thường xuyên có thể cung cấp hàm lượng chất xơ lớn, kích thích các hoạt động tiêu hóa. Từ đó ngăn ngừa một số chứng bệnh như táo bón, đầy bụng, tiêu chảy, xì hơi…

chao khoai mon

 

Khoai môn còn cung cấp protein cho cơ thể, giúp con cao lớn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, đây cũng là món ăn cung cấp vitamin A, C và các chất chống oxy hóa phenol để ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm. Nếu duy trì thói quen cho trẻ ăn cháo khoai môn hoặc các món ăn chế biến từ khoai môn còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường.

Mỗi tuần từ 1-2 bữa cháo nấu từ khoai môn, hệ tim mạch của trẻ cũng mạnh khỏe hơn bởi kali có trong khoai giúp vận chuyển chất lỏng giữa các màng và các mô trong cơ thể, giảm áp lực lên các mạch máu.

Các món cháo chế biến từ khoai môn

1.  Cháo lươn nấu khoai môn

Nguyên liệu

Thịt lươn: 200gram

Gạo tẻ: 100gram

Khoai môn: 100gram

Gia vị: hành tím, hành lá, nước mắm, hạt mêm

chao khoai mon

Cách làm 

Bước 1: Gọt vỏ khoai môn và cắt thành từng khối vuông nhỏ cho dễ hấp.

Bước 2: Lươn cho vào luộc chín, gỡ bỏ xương và đem ướp với 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa muối trong vòng 20 phút.

Bước 3: Vo sạch gạo cho vào nồi nấu cháo. Khi nước sôi cho khoai môn vào nấu cùng cho đến khi khoai môn và cháo chín nhừ, được một hỗn hợp nhuyễn mịn.

Bước 4: Phi thơm hành khô, sau đó cho thịt lươn vào đảo săn và có mùi thơm thì cho vào nồi cháo. Đun đến khi nồi cháo sôi lại, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

2. Cháo thịt bằm khoai môn

Nguyên liệu 

Thịt nạc vai xay: 200gram

Khoai môn: 150gram

Gạo tẻ: 100gram

Bắp cải: 50gram

Gia vị: dầu ăn, bột canh

chao khoai mon

Cách làm 

Bước 1: Vo gạo và cho lượng nước vừa phải để nấu cháo.

Bước 2: Khoai môn gạo vỏ, cắt thành khúc nhỏ đem hấp chín. Khi khoai chín dùng dĩa hoặc thìa để tán nhuyễn. Bắp cải rửa sạch và băm nhuyễn.

Bước 3: Bắc chảo, cho ít dầu ăn và xào thịt băm cho săn lại, nêm thêm chút muối.

Bước 3: Khi cháo đã chín nhừ, cho thịt nạc, bắp cải và khoai môn vào nấu cùng. Nấu sôi thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm 1 chút dầu ăn dinh dưỡng của bé cho đậm đà.

3. Cháo xương khoai môn

Nguyên liệu

Xương sườn: 200gram

Gạo tẻ: 100gram

Khoai môn: 100gram

 

Cách làm 

Bước 1: Cho xương vào nước sôi chần qua khoảng 3 phút để loại bỏ cặn bẩn và mùi hôi. Sau đó ninh xương cho đến khi thịt chín nhừ, gỡ thịt ra bát tô.

Bước 2: Dùng nước ninh xương để nấu cháo bằng gạo tẻ sẽ giúp cháo ngọt hơn và nhiều chất dinh dưỡng.

Bước 3: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ, cho hấp cách thủy và tán nhuyễn.

Bước 4: Thịt gỡ từ xương sườn cho vào chảo đảo săn, thêm chút muối để hương vị đậm đà.

Bước 5: Cháo đã chín, cho khoai môn, thịt xương, một chút dầu ăn của bé vào đun đến khi các nguyên liệu cùng chín thì tắt bếp.

Món cháo này tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là giai đoạn trẻ có vấn đề về các bệnh tiêu hóa. Vì thế, mỗi tuần mẹ nên cho bé ăn món cháo này từ 1-2 bữa để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

 

Nguồn : bau.vn