Chế độ dinh dưỡng của bà bầu khi bị hen suyễn trong thời kỳ mang thai

Hen suyễn trong thời gian mang thai khiến nhiều bà bầu mệt mỏi vì vậy cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho các mẹ.

Dinh dưỡng tốt không chỉ quyết định sự phát triển của thai nhi, mà còn giúp các mẹ bầu có thể cải thiện sức khỏe trong quá trình mang thai. Vậy, làm thế nào khi bị hen suyễn? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Những thực phẩm cho bà bầu bị hen suyễn là gì? Dưới đây là những thực phẩm các mẹ nên ăn khi bị hen suyễn

Soup

Các nhà khoa học đang khuyên các phụ nữ mang thai ăn súp giàu vitamin E với hy vọng làm tăng dung tích phổi của đứa trẻ. Các bà mẹ đã ăn súp nhiều vitamin E sẽ có những đứa con có chức năng phổi tốt hơn.

Mật ong

Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Như bạn đã biết, chất nhầy của đàm nhớt tích tụ trong phế quản; ngăn cản oxy đi vào cũng như ngăn chặn sự đào thải CO2 ra ngoài; điều này giảm bớt cơn suyễn cấp.

Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm có thể làm giảm viêm trong cơ thể. Nó cũng giúp giải độc phổi và thúc đẩy việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ phổi. Gia vị này cũng làm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông đến phổi, do đó tăng cường sức khỏe của phổi. Mẹ bầu có thể trộn một hỗn hợp 1 thìa canh nước cốt gừng với 1 thìa canh mật ong. Uống hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày để thanh lọc phổi; ngăn ngừa các triệu chứng của hen suyễn bộc phát.

Acid béo Omega 3

Những thực phẩm có chứa acid béo Omega 3 giúp  tăng cường sức miễn dịch; chống viêm tự nhiên, rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp. Omega 3 còn có tác dụng giảm viêm; tắc nghẽn đường thở và những nguy cơ tiềm ẩn khi người bệnh bị nghẹt thở, thở khò khè, khó thở. Omega 3 có trong các loại Cá Hồi, Cá Trích, Cá Thu, các loại hạt có Dầu…

dinh dưỡng

Tinh bột

Người mắc bệnh hen thường có một sức đề kháng kém; dễ dàng tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết; vì vậy người bệnh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Với tinh bột ngoài cơm còn nhiều loại khác như ngũ cốc, khoai lang, sắn, khoai tây, khoai sọ… Nếu chúng ta ăn ít cơm thì nên ăn thêm các loại thực phẩm chứa tinh bột khác; để đảm bảo năng lượng giúp cơ thể tồn tại và duy trì hoạt động hàng ngày.

dinh dưỡng

Quả táo

Bà bầu ăn táo thường xuyên, trung bình khoảng 4 quả táo mỗi tuần khi sinh em bé sẽ giảm 37% nguy cơ bị hen suyễn và các bệnh hô hấp so với những bé có mẹ “lười” ăn táo.

dinh dưỡng

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng