Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi

Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ sẽ có bước phát triển đột phá về thể chất và nhận thức. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé có được bước tăng trưởng tốt nhất.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tập đi

  • Tăng cường canxi vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tập đi

Giai đoạn này trẻ sẽ có những sự phát triển rất mạnh mẽ về trí tuệ, cảm xúc, khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là khả năng vận động. Chính vì vậy các mẹ hãy tập trung tăng cường cho con những loại thực phẩm cung cấp dưỡng chất hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển toàn diện 4 khía cạnh này và canxi là ưu tiên sẽ là ưu tiên số 1 cho trẻ.  Việc bổ sung canxi giúp xương bé cứng cáp hơn, đáp ứng tốt hơn quá trình tập đi của bé. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh như súp lơ, rau dền,….

  • Tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Tinh bột có nhiều trong lúa, gạo, bột mì, các loại củ như khoai , sắn….Tinh bột nên được đảm bảo trong cả bữa chính và bữa phụ của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi

  • Chất đạm

Chất đạm có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sự phát triển não bộ ở trẻ. Vậy nên mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất này cho trẻ. Chất đạm có nhiều trong sữa, trứng, thịt bò, các loại hạt đậu,…

  • Chất béo

Mặc dù giữ vai trò quan trọng đối với phát triển cơ thể trẻ xong mẹ cần cho bé ăn với mức độ vừa phải. Chất béo có trong dầu ăn, lạc, thịt, cá,…

  • Chất xơ

Chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt, phòng ngừa tình trạng táo bón. Vì vậy mẹ nên chú ý cho bé ăn các loại trái cây, rau củ đều đặn mỗi ngày để đảm bảo bé được cung cấp lượng chất xơ cần thiết.

2. Thức ăn cần tránh

Có 1 số loại thức ăn cần thận trọng khi ăn, cần ăn ít hoặc tốt nhất là không nên cho trẻ ăn. Đó là:

  • Hạn chế và tránh nêm muối quá nhiều vào thức ăn của trẻ, có thể dùng mùi và gia vị để thay thế. Bạn cũng nên kiểm tra lượng muối có sẵn trong thực phẩm được sơ chế trước khi nấu.
  • Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo
  • Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này.
  • Mặc dù các loại đậu nguyên hạt tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹt thở vì vậy tốt nhất là nên tránh.

Mẹ hãy cố gắng đa dạng các loại thực phẩm để trẻ vừa được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, vừa luôn có cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến cách kết hợp các loại thực phẩm trong quá trình chế biến món ăn để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm nhé!

Nguồn : bau.vn