Cho trẻ tắm nắng qua cửa kính và những sai lầm cha mẹ cần lưu ý

Trẻ tắm nắng sẽ mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể trẻ tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết.

Tắm nắng mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách tắm nắng nào là có lợi cho bé. Trong đó, sai lầm phổ biến nhất chính là cho bé tắm nắng qua cửa kính.

Cho trẻ tắm nắng qua cửa kính có lợi hay hại?

tre tam nang

Tắm nắng có tác dụng giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp giảm thiểu những nguy cơ tác động xấu của tia UV lên cơ thể trẻ.

Có 3 loại tia UV trong ánh mặt trời bao gồm tia UVA, UVB và UVC. Trong đó, UVC có nguy cơ gây hại nhất cho làn da của trẻ. Tuy nhiên tia UVC đã gần như bị hấp thụ toàn toàn bởi tầng ozone. Còn UVA có thể xuyên qua mây, tầng ozone, quần áo hoặc kính để tác động trực tiếp đến cơ thể. Nó nó là nguyên nhân gây lão hóa da và không hề có tác dụng kích thích tiền tố vitamin D3. Tia UVB có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D duy nhất cho cơ thể. Nhưng trái ngược với UVA, tia UVB không thể xuyên qua các lớp như mây, quần áo, kính, nước…

Mục đích chính của cho trẻ tắm nắng chính là để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, bố mẹ không nên cho trẻ tắm nắng qua cửa kính.Bởi như vậy sẽ khiến cho tia UVA xuyên qua và tác động không tốt tới làn da của bé. Đồng thời sẽ ngăn chặn tia UVB mang lượng vitamin D tổng hợp tới. Bố mẹ cũng nên lưu ý cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp từng phần với ánh nắng mặt trời bởi tia UVB không thể xuyên qua quần áo.

Làn da của trẻ mỏng manh hơn rất nhiều so với người trưởng thành nên bất kể loại tia UV nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới trẻ. Bởi vậy bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian phù hợp để tránh những ảnh hưởng xấu tới cơ thể bé.

Trẻ sơ sinh có nên tắm nắng không?

Dù trẻ đang ở bất kì độ tuổi nào thì việc tắm nắng cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tắm nắng giúp tổng hợp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể

tre tam nang

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi của cơ thể và đồng thời giúp trẻ phát triển xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, kết quả của các cuộc nghiên cứu cho biết vitamin D còn có tác động đến hệ thống thần kinh cơ, duy trì nồng độ hormon insulin ổn định để ngăn ngừa bệnh lý đái tháo đường type 2, bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh nhiễm trùng bởi nó tác động tới việc sản sinh kháng thể, bệnh tự miễn.

Tia UVB trong ánh mặt trời có chức năng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Tắm nắng là phương pháp giúp làn da của bé có thể tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Từ đó tổng hợp vitamin D dưới tác động của tia UV.

Cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Do sự thay đổi loại Hemoglobin trong máu của thai nhi sau khi được sinh ra sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Thông thường, tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ nhẹ cân, sinh non thì tình trạng vàng da này có thể kéo dài hoặc dẫn tới mức độ nặng nề hơn. Vàng da ở trẻ mà không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây nên nhiều hậu quả khôn lường.

Một cách đơn giản có thể giúp cải thiện tình trạng vàng da ở mức độ nhẹ và ngăn ngừa vàng da diễn biến nặng đó chính là tắm nắng. Ánh sáng xanh của mặt trời rất hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ Bilirubin tích tụ trong lớp mỡ dưới da, một nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vàng da ở trẻ.

Cho trẻ tắm nắng giúp tăng nồng độ hormone serotonin

tre tam nang

Hormone erotonin giúp điều chỉnh giấc ngủ và quá trình tiêu hóa của trẻ. Nếu nồng độ serotonin trong máu thấp có thể gây ra các vấn đề liên quan tới cảm xúc như tức giận, trầm cảm…

Cho trẻ tắm nắng có thể giúp cải thiện giấc ngủ do tăng nồng độ hormon và tăng sự tương quan giữa đồng hồ sinh học với ánh sáng mặt trời. Bởi vậy, tắm nắng có thể giúp giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.