Cơ thể bạn sẽ mất bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Bạn có bao giờ thắc mắc, mỗi tháng khi tới kỳ kinh nguyệt bạn sẽ mất đi lượng máu là bao nhiêu không? Việc tính toán này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bù đắp dinh dưỡng cơ thể.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng từ 28 đến 35 ngày, trong đó ngày có kinh kéo dài khoảng từ 3-5 ngày. Với lượng máu trong kỳ kinh nguyệt mất đi trong mỗi chu kỳ bình thường thì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng có thể bù lại được. Tuy nhiên nếu lượng máu mất nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em phụ nữ. Vậy lượng máu trong kỳ kinh nguyệt bình thường là bao nhiêu và nếu mất nhiều thì gây ảnh hưởng gì?

1. Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Khi phụ nữ đến độ tuổi dậy thì buồng trứng phát triển đầy đủ chuẩn bị cho quá trình mang thai sau này thì xuất hiện hiện tượng có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường đều khoảng 28-35 ngày, ngày hành kinh diễn ra trong khoảng 3-5 ngày.

chu ky kinh nguyet

Ở đầu mỗi chu kỳ kinh có sự tăng tiết các hormone của buồng trứng làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh để chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu không có hiện tượng trứng đã thụ tinh về làm tổ, đến cuối chu kỳ kinh nguyệt các hormon của buồng trứng giảm đột ngột và gây ra hiện tượng bong niêm mạc tử cung hình thành kinh nguyệt.

2. Cách tính lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt

Đo bằng băng vệ sinh

Tùy thuộc vào từng loại mà thể tích đựng được khác nhau. Có thể đo bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tính lượng nước mà băng vệ sinh đo chứa được khi thấm đầy. Bằng cách này có thể tình ra được lượng máu mà băng vệ sinh có thể chứa được.

chu ky kinh nguyet

Đo bằng cốc nguyệt san 

Việc tính lượng máu khá đơn giản do cốc nguyệt san có thể dễ tính toán được thể tích, ghi lại sau mỗi lần đo và tính lượng máu mất khi kết thúc chu kỳ.

chu ky kinh nguyet

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Chú ý lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

3. Biểu hiện của máu chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều

Bạn phải thay cốc nguyệt san, băng vệ sinh nhiều lần trong thời gian ngắn.

Dịch kinh nguyệt ra nhiều kéo dài hơn 7 ngày.

Dịch kinh nguyệt chứa nhiều cục máu đông lớn, chiếm hơn một phần tư thể tích cốc.

Chảy nhiều máu kinh nguyệt có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần phải điều trị ngay. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng gây ra khó thở và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

4. Những việc cần làm để phục hồi cơ thể khi mất máu kinh nguyệt nhiều

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa…

chu ky kinh nguyet

Điều trị nguyên nhân gây mất máu nhiều trong kỳ kinh.

Có thể bổ sung sắt qua viên uống tổng hợp, lượng sắt khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15-20mg/ ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của cơ thể, lượng máu trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Khi lượng máu mất nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, nên đi khám tìm nguyên nhân và được điều trị tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • 5 cách tự nhiên giúp phụ nữ tuổi mãn kinh giữ tinh thần thoải mái

    5 cách tự nhiên giúp phụ nữ tuổi mãn kinh giữ tinh thần thoải mái

    Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua, thường bắt đầu từ tuổi 45–55. Sự suy giảm hormone nội tiết estrogen trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn khiến nhiều chị em thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng, lo âu vô cớ. Làm thế nào để cân bằng tinh thần và giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.
  • Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt,phòng ngừa bệnh tật.Vì vậy,muốn cải thiện hệ tiêu hóa hãy bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn.
  • Nên uống vitamin D, sắt, kẽm…khi nào để hấp thu tối đa

    Nên uống vitamin D, sắt, kẽm…khi nào để hấp thu tối đa

    Việc bổ sung vitamin và khoáng chất đang trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng thời điểm uống các vi chất này cũng quan trọng không kém liều lượng. Hấp thu đúng lúc sẽ giúp cơ thể tận dụng tối đa lợi ích từ mỗi viên uống, ngược lại nếu dùng sai thời điểm có thể gây lãng phí hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.