Cổ tử cung ngắn có khiến bà bầu sinh non hay không?

Một trong những yếu tố gây ra sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn. Trẻ sinh non sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, thậm chí là tử vong.

Tuy nhiên, có phải cứ kích thước cổ tử cung ngắn là sẽ sinh non hay không? Bau.vn sẽ cùng mẹ tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của cổ tử cung

Cổ tử cung nằm ở vị trí phía trên âm đạo. Sự thay đổi về trọng lượng khi thai nhi ngày một phát triển sẽ khiến cố tử cung dài và dày lên. Thông thường, bào thai sẽ nằm trong buồng tử cung cho tới đến giai đoạn đủ tháng theo sinh lý chuyển dạ sẽ xuất hiện cơn gò tử cung kích thích làm cho cổ tử cung ngắn lại (hay còn gọi là hiện tượng xóa) và mở to ra (hay còn gọi là hiện tượng mở) khoảng 1-10 cm để em bé có thể ra khỏi buồng tử cung và chào đời.

Chẩn đoán cổ tử cung ngắn như thế nàoco tu cung ngan

Phương pháp chẩn đoán cổ tử cung ngắn chính xác và hiểu quả nhất chính là siêu âm. Nếu chỉ khám bụng hoặc khám phụ khoa thủ công thì các bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán chính xác rằng thai phụ có đang trong tình trạng cổ tử cung ngắn hay không. Bởi vậy, trong trường hợp này, siêu âm chính là phương pháp tối ưu nhất.

Siêu âm qua đầu dò âm đạo là kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay để đo chiều dài cổ tử cung của thai phụ. Nó giúp cho các bác sĩ dễ quan sát hơn và có đưa ra kết quả có độ chính xác cao hơn so với siêu âm qua thành bụng. Kỹ thuật này cũng rất dễ chịu và an toàn đối với thai phụ. Nó thậm chí còn không thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dù thai phụ có hiện tượng vỡ ối non.

Các bác sĩ sẽ siêu âm qua ngã âm đạo để đánh giá xem cổ tử cung của thai phụ có bị kích thước bình thường hay không. Kích thước tử cung đo được từ 30-50mm là bình thường. Còn nếu kích thước đo được dưới 25mm thì được gọi là cổ tử cung ngắn.

Cổ tử cung ngắn có thể dẫn tới tình trạng không đủ lực để giữ thai, đặc biệt là đối với những mẹ bầu mang song thai, để dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non. Nếu như kích thước cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ này sẽ càng gia tăng.

Thế nào là sinh non?co tu cung ngan

Mẹ bầu chuyển dạ sinh trong giai đoạn thai từ 22-37 tuần sẽ được coi là sinh non. Trên thực tế, những đứa trẻ sinh non thường có nguy cơ tử vong hoặc có nguy cơ mắc bệnh và di chứng thần kinh cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Hiện nay việc phát hiện và điều trị dọa sinh non vẫn là vấn đề được các bác sĩ sản khoa đặc biệt quan tâm.

Cổ tử cung ngắn và sinh non có liên quan đến nhau không?

Phụ nữ có cổ tử cung ngắn vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, khả năng sinh non của họ sẽ cao hơn rất nhiều so với những phụ nữa có cổ tử cung dài và dày trong thai kỳ.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu cho thấy:

  • Thai phụ có kích thước cổ tử cung nhỏ hơn 25mm ở tuần thai thứ 24 sẽ có nguy cơ sinh non trước khi thai nhi 35 tuần tuổi cao gấp 6 lần so với những thai phụ có kích thước hơn 40mm ở tuần thai tương tự.
  • Tỷ lệ thai phụ có chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 15mm trong suốt thai kỳ là 2%. Tuy nhiên, trong đó, có tới 60% sinh non trước tuần thai 28 và 90% sinh non trước tuần thai 32.

Khi nào cần kiểm tra chiều dài cổ tử cungco tu cung ngan

Thông thường, kiểm tra kích thước cổ tử cung sẽ được kiểm tra khi siêu âm tầm soát dị tật thai nhi quý 2. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ phải kiểm tra kích thước cổ tử cung sớm:

  • Thai phụ đã từng sinh non
  • Thai phụ có người thân trong gia đình từng sinh non
  • Thai phụ mang thai nhiều lần
  • Thai phụ cao tuổi
  • Thai phụ suy dinh dưỡng
  • Thai phụ hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia hoặc thuốc lá
  • Thai phụ có tiền sử cổ tử cung ngắn
  • Thai phụ có tiền sử khoét chóp tử cung

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.