Là một người, đôi khi tôi luôn có suy nghĩ rằng mình sẽ “miễn dịch” với sự cô đơn. Nhưng hình như, nhận định đó là sai vì cùng là con người dù là người hướng nội hay người hướng ngoại thì họ sẽ cũng có những cảm xúc riêng của một con người đơn thuần.
Sự cô độc dường như là thiên đường với những người hướng nội. Thường thì những người như vậy sẽ ít nói và lắng nghe nhiều hơn. Họ chọn việc đọc sách, nghe nhạc hay làm nghe những câu chuyện tâm sự từ những người bạn cần người chia sẻ thay vì việc dự những buổi tiệc tùng đông đúc.
Đối với người hướng ngoại, thường thì họ tiếp nhận một nguồn năng lượng lớn từ nhiều nơi. Trong khi, trái ngược với người hướng nội cảm thấy ổn khi ở một mình. Lầm tưởng thường là như vậy còn số liệu coi đó chỉ là một giả định. Trong một vài nghiên cứu, người tham gia được đánh giá năng lượng của mình theo giờ hoặc theo tuần. Những người hướng ngoại cảm thấy thoải mái nhất khi họ được nói nhiều và thể hiện bản thân. Ngạc nhiên không, người hướng nội cũng vậy! Với một thí nghiệm khác, nhóm nghiên cứu yêu cầu người tham gia thể hiện một vài hành động, cư xử ngẫu nhiên như người hướng ngoại hoặc hướng nội. Kết quả cho thấy việc thể hiện mình là người hướng ngoại cũng đem lại năng lượng cho người hướng nội.
Việc bạn là người hướng nội hay không thì nó cũng chẳng liên quan đến việc bạn thích những khoảng không chỉ có một mình trong căn phòng của mình. Trên thực tế thì người hướng nội coi trọng sự độc lập của cá nhân.
Điều tạo nên sự khác biệt giữa người hướng nội và người hướng ngoại là sự nhạy cảm với sự kích thích, xúc động. Chúng ta thường bị hấp dẫn bởi những hào nhoáng của người hướng ngoại vì chỉ cần nhìn họ thôi ta muốn mình trở nên giống như người ta. Nhưng đâu ai biết rằng đâu phải như vậy là tốt và mỗi cá thể đều có một cách sống khác nhau. Khi người hướng nội dành một tuần hoạt động như người hướng ngoại, bằng chứng đã chỉ ra rằng những lợi ích về cảm xúc dần biến mất và mọi thứ trở nên không ổn – người hướng nội bắt đầu cảm thấy xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi hơn và mọi thứ trở nên “không thật”.
Trong một tập thể, sự kết nối là điều không thể thiếu với người hướng ngoại nhưng với người hướng nội điều đó là một điều khó khăn. Đơn giản là việc ăn một mình là điều hoàn toàn bình thường vì nó cho phép bạn tập trung và không bị làm phiền bởi những người xung quanh. Nhiều nghiên cứu cũng nói rằng, việc ăn trưa một mình là điều bình thường nếu đó là sự lựa chọn của mỗi người. Điều đáng buồn là khi chúng ta muốn kết nối, có ai đó để ăn trưa cùng nhưng cũng chẳng có ai.
Đôi khi những người hướng nội họ cũng nhận ra rằng việc họ làm một mình cũng có sự cô đơn trong đó. Họ cũng muốn được gần gũi hơn với những người khác nhưng cách làm như thế nào đó lại là câu hỏi họ phải tự đặt ra với bản thân mình. Trong những ngày cô đơn. Bạn hãy lập danh sách 100 người quan trọng nhất trong cuộc đời mình và dành ra một tuần để viết thư cho từng người, những điều bạn thực sự trân trọng. Khi nhận được thư phản hồi, cảm giác cô đơn không còn nữa. Việc nói lên những tâm tư trong lòng tưởng chừng đã chìm vào quá khứ khiến chúng ta cảm thấy gắn kết hơn.
Hãy ngẫm lại xem, khi hoàn thành xong 100 bức thư ấy nhận được sự phản hồi từ những người quan trọng nhất cuộc đời bạn thì nó khiến cảm xúc trở nên tốt hơn rất nhiều. Thực ra, đâu cần phải tốn quá nhiều sức lực để cảm thấy được kết nối, thay vì cô đơn. Dù khoảng cách địa lý có khiến con người xa rời nhau, những gắn kết tinh thần sẽ đưa chúng ta xích lại.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/dau-phai-nguoi-huong-noi-la-khong-biet-co-don-a188945.html