Nhiều ba mẹ tự tin là mình bao bọc con cực kỳ kỹ càng, tại sao con có thể đổ bệnh được. Nhưng thực tế thì khi giao mùa Thu – Đông sẽ không có công thức nào chung nhất để phòng mọi loại cảm sốt cho trẻ. Thay vì lo lắng, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu đâu là 3 kiểu sốt trẻ dễ gặp phải nhất khi giao mùa để có giải pháp phù hợp nhất nhé.
1. Cảm cúm
Cảm cúm đứng đầu dánh sách các bệnh trẻ thường gặp nhất vào dịp giao mùa Thu – Đông. Trẻ bị sốt do cảm cúm sẽ có các biểu hiện đặc trưng không thể nhầm lẫn: nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt, cơ thể nhức mỏi và nhiệt độ thay đổi liên tục. Có thể nói các triệu chứng sốt khi cảm cúm không nguy hiểm nhưng khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn trong thời gian dài.
Cảm cúm là loại bệnh trẻ dễ gặp nhất khi bước vào thời điểm giao mùa
Theo các chuyên gia, để đề phòng các triệu chứng cảm cúm mẹ cần đặc biệt chú ý về dinh dưỡng của trẻ:
– Bữa ăn có đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
– Tăng cường các thực giàu vitamin C như cam, chuối, xoài , quýt, bưởi, cải xoăn, ớt xanh, súp lơ,…
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A: trứng, gan, sữa, rau lá sẫm màu,..
– Bổ sung prebiotics bằng các loại thực phẩm như cà chua, măng tây, hành tây, tỏi, ngũ cốc, sữa chua,…
2. Sốt xuất huyết
Trẻ bị sốt xuất huyết chủ yếu do muỗi truyền nhiễm
Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là do muỗi truyền nhiễm. Trẻ có biểu hện sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, có dấu hiệu xuất huyết dưới da. Đây là kiểu sốt khiến nhiều mẹ bất an nhất vì dùng kháng sinh cũng không cắt hẳn được các cơn sốt cao. Các bác sĩ cũng cảnh cáo không được hạ sốt theo cách dân gian hoặc tự ý mua kháng sinh về hạ sốt.
Giải pháp cho mẹ:
– Dọn dẹp nhà cửa để không để tồn đọng những vùng nước bẩn.
– Cho bé ngủ mùng.
– Không cho trẻ đi chơi ở những nơi ẩm thấp vào thời điểm giao mùa.
3. Thủy đậu
Kiểu sốt do thủy đậu là gây ám ảnh nhất với bố mẹ vì qua những cơn sốt là để lại cho con những vết mụn nước gây đau đớn, khó chịu cho con.
Mẹ cần làm gì?:
– Bé từ 12 – 18 tháng tuổi cần được tiêm phòng vacxin thủy đậu mũi đầu tiên.
– Từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi mà chưa bị thủy đậu thì cần tiêm mũi nhắc lại và vẫn tiếp tục cần tiêm thêm một lần nhắc lại nếu trên 13 tuổi trẻ vẫ chưa bị thủy đậu.
Tiêm phòng là giải pháp bắt buộc để phòng trẻ bị mắc thủy đậu
Thật ra bệnh mùa Thu – Đông không phải là bài toán quá nan giải đúng không bố mẹ. Chỉ bằng những việc hết sức thiết thực như chú ý dinh dưỡng, tiêm phòng cẩn thận là bố mẹ hoàn toàn yên tâm nuôi con qua thời điểm giao mùa mà không tốn một viên thuốc nhé.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/diem-danh-cho-me-3-kieu-sot-ma-tre-de-gap-nhat-khi-giao-mua-thu-dong-a184054.html