Điểm danh loạt nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị tiêu chảy

Nhiều mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai nhưng lơ là và coi đó là đau bụng thông thường. Tuy nhiên đây là hiện tượng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không ít mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai. Đặc biệt tình trạng này kéo dài phổ biến ở tam cá nguyệt cuối thai kỳ. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

1. Mẹ bầu bị tiêu chảy do thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai các hormone của người phụ nữ thay đổi. Nội tiết tố cần biến đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Khi ấy hormone protaglandin tăng lên dẫn đến kích thích, co thắt tử cung. Đồng thời nó làm tăng chuyển động dọc đường tiêu hóa. Khi ấy phân sẽ di chuyển trong ruột nhanh hơn, gây ra hiện tượng tiêu chảy. Đó cũng chính là lí do mà chị em phụ nữ đến kì kinh nguyệt dễ bị tiêu chảy hơn bình thường.

me bau bi tieu chay

2. Sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng

Mang thai đồng nghĩa với việc mẹ cần thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp hơn. Đó là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy. Những thay đổi đột ngột khiến hệ tiêu hóa khó thích ứng được, dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Bên cạnh đó, mang thai cũng khiến mẹ bầu nhạy cảm với thực phẩm hơn. Đặc biệt là các thực phẩm nhạy cảm như sữa, thịt, cá…dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài.

3. Phản ứng phụ của thuốc, vitamin

Nhiều mẹ bầu bổ sung vitamin trong quá trình mang thai. Đây cũng là nguyên nhân mà mẹ bầu bị tiêu chảy do phản ứng phụ của vitamin. Vitamin bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến đau dạ dày, đau bụng.

Cũng tương tự như vitamin, sắt và acid folic dù tốt cho mẹ bầu cũng dễ gây phản ứng phụ ở đường tiêu hóa. Lời khuyên của chuyên gia là bắt đầu từ liều lượng thấp và tăng dần. Một số loại ít tác dụng phụ được khuyên dùng: sắt carbonyl, phức hợp aminoacid, polysaccharid. Nên uống các loại thuốc này sau bữa ăn để giảm kích ứng hơn.

4. Mẹ bầu bị tiêu chảy do nhiễm trùng ruột

Đây là nguyên nhân khá phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Khi bị nhiễm trùng mẹ bầu sẽ yếu người, sốt, lạnh, chóng mặt, phân lỏng, buồn nôn…

me bau bi tieu chay

Nguyên nhân là do mẹ đã tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước ô nhiễm. Các virus, vi khuẩn escherichia coli, listeriosis, ký sinh trùng độc hại sẽ khiến hệ tiêu hóa bị nhiễm trùng nặng nề. Đặc biệt là vi khuẩn listeria ảnh hưởng đến cả thai nhi trong bụng qua đường nhau thai hoặc lúc sinh. Nó khiến thai nhi sinh non, thậm chí là sảy thai, mất thai trong bụng hoặc sau sinh.

5. Mẹ bầu bị tiêu chảy do các hội chứng về ruột

Bệnh tiêu chảy có thể xuất phát từ các hội chứng về ruột ở mẹ. Đó là hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, bệnh crohn, viêm loét đại tràng.

Khi bị tiêu chảy do hội chứng về ruột sẽ kèm biểu hiện: đau bụng, chuột rút, đầy hơi, mệt mỏi, buồn nôn. Về lâu dài sẽ có biểu hiện sụt cân và bị thiếu máu. Lúc này mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Phóng tránh nguy cơ tiêu chảy khi mang thai

Mẹ bầu cần phòng tránh các nguy cơ gây tiêu chảy khi mang thai bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lí. Nên thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống, đồ sống, các loại gỏi sống, thịt tái. Cần bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày. Bên cạnh đó mẹ bầu nên tránh nước ngọt, nước có gas, caffein hoặc các loại nước lon có sẵn.

Để tránh các bệnh đường ruột mẹ nên hạn chế ăn uống ở ngoài quán. Bất kì thực phẩm gì cũng cần được chế biến sạch sẽ trước khi đưa vào sử dụng.

me bau bi tieu chay

Trong chế biến mẹ cần tránh thực phẩm dầu mỡ, tẩm nhiều gia vị. Đồng thời không nên ăn đồ biển như cá, tôm cua, ốc. Một số mẹ sẽ bị dị ứng với các thực phẩm từ trước khi mang thai. Chính vì thế cần lựa chọn chế biến và ăn uống cẩn thận, đảm bảo vệ sinh.

Khi bị tiêu chảy mẹ không được tự ý uống bất kì loại thuốc nào. Nên bổ sung điện giải, ăn các thực phẩm lành tính như bánh mì, gạo, khoai tây và các loại bánh quy không có phụ gia. Bột yến mạch hoặc cà rốt, chuối, bí cũng là những món ăn mẹ nên sử dụng. Đặc biệt sữa chua là món ăn không thể thiếu để giảm thiểu tình trạng này ở bà bầu.

 

Nguồn : bau.vn