Những dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần chú ý để bảo vệ thai nhi

Trẻ sinh non sẽ thiệt thòi đủ đường về mặt sức khỏe và sức đề kháng. Do đó, bạn cần tìm hiểu những dấu hiệu sinh non để phòng tránh để bảo vệ thai nhi an toàn.

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần chú ý đến dấu hiệu sinh non để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Bởi nhiều trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt và có thể đối mặt với nguy cơ khuyết tật lâu dài về thể chất. Bài viết này của Bau.vn sẽ cung cấp cho bạn nhiều hơn về vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết sinh non

Cơn chuyển dạ sinh non có thể diễn ra vào tuần thứ 20 đến 37 của thai kỳ. Có những dấu hiệu sinh non các mẹ bầu cần chú ý như:

  • Thai phụ có cảm giác căng bụng, các cơn co thắt thường xuyên  xuất hiện, hoặc gò theo cơn.
  • Bụng dưới đau âm ỉ, liên tục trong thời gian dài.
  • Vùng chậu hoặc bụng dưới cảm giác bị áp lực, đau tức.
  • Xuất hiện hiện tượng chuột rút nhẹ ở bụng, ra máu âm đạo hoặc thấy hiện tượng chảy máu nhẹ.
  • Thấy một chất lỏng nhỏ giọt liên tục do màng ối bảo vệ thai nhi bị vỡ hoặc bị rách. Người ta gọi đó là hiện tượng vỡ ối non.
  • Tiết dịch âm đạo thay đổi, có nước giống như chất nhầy hoặc thấy có máu.

dau hieu sinh non

Tại sao dẫn đến tình trạng sinh non?

Nguyên nhân dẫn đến sinh non thường không rõ ràng, có thể là do nhiều yếu tố gây ra.

1. Do thai nhi

Hiện tượng vỡ ối non, đa thai, thai dị dạng, viêm màng tối do nhiễm trùng… đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ chuyển dạ sớm.

2. Do mẹ bầu

Mẹ bị hở eo tử cung, có tiền căn sản giật, tử cung dị dạng.

Khi mang thai người mẹ hút thuốc, uống rượu bia, có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay suy nghĩ tiêu cực, bị stress trầm trọng.

Tuổi của mẹ mang thai quá cao hoặc quá sớm.

Mẹ bầu đã có tiền sử sinh non, đã từng nạo phá thai.

Nếu mẹ bị viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non.

Do đó, chế độ sinh hoạt, tình trạng sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng chuyển dạ sớm hay không.

dau hieu sinh non

3. Do nhau thai 

Nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược (hiện tượng nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận).

Thiểu năng nhau thai làm dưỡng chất cung cấp cho thai nhi không đủ.

Những biện pháp phòng ngừa sinh non mẹ bầu nên biết

Để hoàn toàn ngăn chặn tình trạng sinh non là điều không thể, nhưng các biện pháp dưới đây có thể làm bạn hạn chế tối đa sinh non đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

1. Khám thai định kỳ 

Việc thăm khám thai định kỳ giúp các bác sĩ chuyên môn theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi một cách kỹ lưỡng. Bạn hãy đề cập với bác sĩ bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mà bạn quan tâm và lo lắng. Nếu bạn đã có tiền sử sinh non hay có một trong những nguyên nhân gây sinh non như trên hãy chủ động nói với bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ sẽ quyết định phần lớn đến sức khỏe thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều axit béo không bão hòa đa (PUFAs) liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non. Các PUFAs được tìm thấy ở các loại hạt, đậu, cá và các loại dầu hạt.

Ngoài ra, khi mang thai bạn cũng cần nói “không” với chất kích thích, rượu, bia, đồ uống có chứa cồn.

3. Cân nhắc về thời gian mang thai

Tuổi tác có tác động rất lớn đến sức khỏe của thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai giữa các lần cách nhau dưới 6 tháng hoặc cách nhau hơn 59 tháng khiến nguy cơ sinh non tăng cao hơn. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ để có thêm lời khuyên về việc quyết định mang thai trong khoảng thời gian nào cho an toàn và hợp lý với cuộc sống của bạn.

Đây là một số lời khuyên dành cho bạn khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và không có triệu chứng bất thường nguy hiểm.

 

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.