Mùa hè đang đến gần cũng là lúc tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ xuất hiện nhiều hơn do thời tiết oi bức trở thành tác nhân gây nên. Đặc biệt là ở các bé đang trong giai đoạn ăn dặm-giai đoạn chuyển tiếp từ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang ăn thô. Do đó để bé mau khoẻ mạnh, lành bệnh thì mẹ hãy bổ sung các thực đơn ăn dặm cho bé bị tiêu chảy dưới đây nhé!
Nguyên tắc xây dựng thực đơn để tránh cho bé ăn dặm bị tiêu chảy
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa theo công thức.
- Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
- Ăn từ ít đến nhiều.
- Ăn từ loãng đến sệt và đặc dần.
- Ăn từ đơn giản đến phức tạp hơn: thay đổi thức ăn, cách chế biến, màu sắc…
- Ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: đạm, tinh bột, rau củ, béo; với lượng đạm là 15g/chén bột tương đương 1 muỗng canh gạt.
- Ăn theo nhu cầu trẻ, không nên ép trẻ ăn.
- Nên cho trẻ ăn các món cháo loãng, bổ dưỡng
- Bớt tinh bột trong khẩu phần ăn của trẻ, tăng cường chất xơ và rau xanh
- Khuyến cáo nên lựa chọn thức ăn nên đặc, ít chất xơ, nhạt và nhiều nước.
Thực đơn bé ăn dặm bị tiêu chảy theo độ tuổi
1. Dưới 6 tháng tuổi
Trong những ngày tháng đầu đời, hệ tiêu hoá của bé chưa được hoàn thiện một cách tối ưu. Do đó, sữa mẹ trở thành nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, các mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa theo công thức để nguồn sữa đầy đủ chất hơn và cho bé bú thêm để giữ nước cho cơ thể trẻ.
Việc sử dụng sữa mẹ giúp đảm bảo lượng nước trong cơ thể trẻ. Không chỉ vậy, trẻ còn có thể nhận các vitamin, khoáng chất và kháng thể từ sữa mẹ. Điều đó giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các nguyên nhân gây tiêu chảy.
Sữa pha theo công thức được dùng cho trẻ sử dụng khi không có sữa mẹ. Với thành phần bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng và bù lượng nước mất do tiêu chảy. Các mẹ có thể cân nhắc việc cho bé uống nước cháo, nước bột gạo.
Ngoài ra, với trẻ dùng sữa công thức mẹ cần lưu ý pha sữa loãng hơn so với bình thường. Cụ thể, lượng nước giữ nguyên nhưng giảm một nửa lượng sữa. Bên cạnh đó, khi cho ăn sữa, bạn nên cho bé uống từng ít một để việc tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn.
2. Từ 6 tháng đến 1 tuổi
Thời điểm trên 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm được với các thức ăn từ loãng đến đặc. Khi bị tiêu chảy, trẻ cũng cần được bổ sung nước và điện giải trong thực đơn. Điều đó sẽ giúp trẻ phòng ngừa các nguy cơ tác hại không mong muốn có thể xảy ra. Dưới đây là một số đồ ăn các mẹ có thể cân nhắc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy.
Nước gạo xay-Thực đơn bé ăn dặm bị tiêu chảy
Với nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm là gạo tẻ và nước vo gạo, các mẹ đã có thể giúp cho trẻ giảm tình trạng tiêu chảy. Thực phẩm này giúp bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng, tăng tái tạo nước và điện giải.
Hầm táo/chuối/cà rốt
Táo, cà rốt, chuối hầm là một thức ăn dặm giúp săn chắc phân hơn. Do vậy đây cũng là một thực phẩm các mẹ có thể lựa chọn để điều trị tiêu chảy cho trẻ.
Salad khoai tây
Salad khoai tây là thức ăn nhẹ vô cùng tốt để tăng cường sức khỏe cho trẻ đang bị tiêu chảy. Thực phẩm được tạo ra từ khoai tây giúp trẻ bổ sung năng lượng và sức khỏe. Các mẹ có thể sử dụng cho trẻ ăn một tuần một lần.
Thực đơn bé ăn dặm bị tiêu chảy: Sữa chua/bơ
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do hệ thống tiêu hóa chúng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Việc sử dụng sữa chua có thể cung cấp cho trẻ một lượng men vi sinh. Từ đó có thể cắt cơn tiêu chảy nhanh chóng.
3. Trên 1 tuổi
Ở thời kỳ hơn 1 tuổi, bụng trẻ vẫn rất nhạy cảm với nhiều loại thức ăn. Do vậy việc bị tiêu chảy là khó tránh khỏi xảy ra.
- Nhóm thực phẩm bổ sung tinh bột: Gạo, bánh mì nướng bơ, khoai tây,… Đây là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà lại tốt cho sức khỏe khi bé bị tiêu chảy.
- Nhóm thực phẩm bổ sung đạm: Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò …
- Nhóm chứa chất béo: Bữa ăn cho trẻ vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần. Vì trẻ đang bị đi ngoài, mẹ nên thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…
- Nhóm bổ sung vitamin: Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo, ổi…Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin, glucid, chúng còn chứa nhiều pectin săn se bề mặt niêm mạc, giảm kích ứng niêm mạc tiêu hóa.
- Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Tuy nhiên, các mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.
Các mẹ cần theo dõi tình trạng trẻ sau ăn. Một thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho trẻ giảm tiêu chảy và tăng dinh dưỡng hơn. Lưu ý với sữa, nếu bạn thấy thực phẩm làm trẻ bị đầy hơi, khó tiêu thì nên ngừng ăn và sử dụng cho trẻ trong một vài ngày.
Trên đây là các thực đơn ăn dặm cho trẻ bị tiêu chảy theo từng độ mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung cho bé mau khỏi bệnh. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích cho bạn!
Nguồn : bau.vn