Điểm tên loạt sai lầm kiêng cữ sau sinh mẹ bầu thường xuyên mắc phải

Sau khi vượt cạn, cơ thể người phụ nữ cũng có rất nhiều thay đổi. Kiêng cữ sau sinh ra sao và nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào là điều mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Sau khi trải qua giai đoạn sinh nở, cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi. Do đó kiêng kỵ sau khi sinh con rất quan trọng. Nếu mẹ kiêng khem không cẩn thận thì sẽ rất dễ mắc các bệnh khi về già như: mắt mờ, răng yếu, tê bì chân tay,… Dưới đây là loạt sai lầm về giai đoạn kiêng cữ sau sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý.

1. Mẹ bầu sau sinh không cần kiêng cữ – đúng hay sai?

Dù là thế hệ nào thì phụ nữ sau sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ cũng đều nên kiêng cữ. Người ta vẫn thường vĩ “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng lúc”. Sau mỗi cuộc sinh, cơ thể họ yếu đi rất nhiều. Mẹ bỉm sữa cần được nghỉ ngơi cũng như kiêng cữ để nhanh hồi phục những tổn thương trong quá trình sinh để lại. Nếu không kiêng cữ cẩn thận, mẹ dễ bị để lại di chứng, nhất là sinh mổ như đau lưng, đau vết mổ…Vì thế ở cữ là một giai đoạn bắt buộc đối với mẹ bầu.

kieng cu sau sinh

2. Mẹ bầu có bắt buộc ở cữ 100 ngày

Trước đây, phụ nữ sau khi sinh còn phải ở cữ tận 100 ngày. Thậm chí, nhiều gia đình, mẹ còn phải ở trong phòng kín. Họ không tắm rửa, không nói chuyện với người lạ, không dùng điện thoại trong suốt 3 tháng đó. Vì theo quan niệm xưa cũ, nếu không kiêng cữ thì mẹ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, nhức đầu…

Ngày nay, quan niệm của con người cũng hiện đại hơn. Những quy định kiêng cữ khắt khe trước đây để được giảm bớt. Phụ nữ sau sinh sẽ ở cữ nhưng không cần 100 ngày mà khoảng 1 tháng.

3. Sau sinh phải kiêng gội đầu, tắm rửa

Quan điểm không gội đầu trong vòng 1 tháng ở cữ để tránh đau nhức đầu và rụng róc về sau là không đúng. Các mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác. Tuy vậy, khi gội đầu cần lưu ý nên dùng nước ấm. Mẹ có thể pha thêm chút rượu sẽ làm bốc hơi nước nhanh. Bên cạnh đó cần dùng máy sấy để làm khô tóc, tránh để tóc ướt trong thời gian dài. Sau khi tắm có thể thoa thêm rượu gừng hoặc dầu tràm giúp cho cơ săn chắc và làm ấm cơ thể.

4. Sau sinh có bắt buộc phải ngưng xem TV hay đọc sách?

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé,….Vì vậy, bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức. Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.

kieng cu sau sinh

5. Kiêng cữ sau sinh phải tránh ăn đồ chua

Một số quan điểm dân gian cho rằng sau sinh, người mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua. Các mẹ sợ sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy,…

Theo các chuyên gia, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn. Ăn chua hay bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải là tốt. Tuy nhiên cần tránh thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua…Các thực phẩm này có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng sản hậu.

Những thực phẩm có tính ấm thường được sử dụng là nghệ, thịt kho tiêu, gừng. Tuy nhiên mẹ cần kết hợp thêm với rau xanh, trái cây,… Các món như giò heo, đu đủ xanh, xu hào, củ sen, cam bưởi, mè chứa các thành phần dinh dưỡng giúp tạo sữa nhiều cho em bé. Đặc biệt, nghệ được xem là loại thảo dược rất tốt đối với bà mẹ sau sinh.

6. Bó bụng – quan niệm kiêng cữ sau sinh sai lầm

Hy vọng mau lấy lại vòng eo săn chắc là mong muốn của chị em phụ nữ sau sinh. Một số sử dụng phương pháp bó bụng để mau đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, bó bụng quá sớm, quá chặt ngay sau sinh có thể làm chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng. Từ đó nó làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình lành sẹo tự nhiên đối với người sinh mổ.

kieng cu sau sinh

Bên cạnh đó, sau sinh và chăm sóc con nhỏ vốn có nhiều áp lực. Cộng với đó việc bó bụng chặt gây cản trở sinh hoạt làm cho tâm lý bà mẹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì thế, các bà mẹ hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Ngoài ra hãy tập thể dục nhẹ nhàng khi các vết may đã lành. Đây chính là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu.

7. Quan hệ tình dục sớm

Theo các chuyên gian, thời gian kiêng cữ thích hợp nhất là khoảng 4 – 6 tuần sau sinh thì mẹ mới được quan hệ vợ chồng. Nguyên nhân là những vết rạch trong quá trình sinh cần thời gian dài để hồi phục và sau sinh mẹ mất rất nhiều sức nên cũng cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức lực.

Nếu quan hệ quá sớm có thể làm nhiễm trùng, chảy máu vùng kín rất nguy hiểm đối với chị em.

8. Vận động mạnh sau sinh

Khiêng vác hay vận động mạnh không chỉ dùng đến cơ tay mà mẹ phải gồng cả cơ bụng. Điều này tác động đến vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ lấy thai trên bụng mẹ khiến vết mổ bị tổn thương, lâu hồi phục hơn.

Tuy việc tập thể dục là tốt cho sự hồi phục sức khỏe nhưng nó chỉ đúng với những bài tập nhẹ nhàng. Mẹ cần hạn chế những bài tập vận động mạnh với cường độ cao vì nó tác động đến các vết rạch khi sinh.

Trên đây là những sai lầm thường gặp khi kiêng cữ sau sinh ở mẹ bầu. Các quan niệm dân gian về ở cữ chỉ đúng một phần, vì vậy mẹ cần tham khảo bác sĩ để có thời gian kiêng cữ khoa học, hợp lý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc các mẹ thật khỏe mạnh vượt qua giai đoạn này!

Nguồn : bau.vn