Điều mẹ quan tâm: Bé mấy tháng ăn được sữa chua?

Sữa chua hay còn gọi là yaourt một sản phẩm bơ sữa đã được lên men bởi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7-8 tháng khi đã ăn dặm mới nên ăn sữa chua.

Sữa chua có chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, canxi, kali, vitamin A, C, B6, B12… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên giữ thói quen cho trẻ ăn sữa chua hằng ngày sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và phát triển toàn diện về mọi mặt.

sua chua

Trẻ em ăn sữa chua có tốt không?

Không phải tự nhiên sữa chua lại là ưu tiên hàng đầu được các bà mẹ lựa chọn cho con. Lý do bởi hàm lượng dinh dưỡng trong loại thực phẩm này khá cao, đặc biệt đường lactoza trong sữa đã được chuyển thành axit lactic rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong 100g sữa chua chứa khoảng:

  • 100Kcal ( nguồn năng lượng bằng ½ bát cơm hay 2 quả chuối).
  • 15,4g đường
  • 3,1g chất đạm
  • 3 gr chất béo
  • Bổ sung canxi và một số loại vitamin thiết yếu. Đặc biệt, một số loại còn có một hàm lượng DHA nhất định.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Từ 7 tháng trở đi, đường ruột của trẻ đang dần hoàn thiện và trẻ cũng đã làm quen với việc ăn dặm một số thực phẩm như rau củ, quả, bột, cháo… Do đó, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm thêm sữa chua. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo đó là loại dành cho trẻ em.

sua chua

Tùy vào độ tuổi mà lượng sữa chua cho bé ăn mỗi ngày cũng khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ em từ 7 tháng đến 1 tuổi: cho trẻ ăn từ 50-70g/ ngày sữa không đường và có thể ăn kèm với trái cây.
  • Trẻ 1-3 tuổi: ăn từ 80-120g/ ngày loại ít đường.
  • Trẻ trên 3 tuổi: lúc này có thể cho bé ăn 130-180g/ ngày loại không đường, ít đường hoặc có đường.

Cho trẻ ăn như thế nào để tốt nhất?

Không riêng gì sữa chua, với tất các loại thực phẩm khi mới làm quen các mẹ nên cho con ăn vừa phải.

Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên ăn sữa chua không đường khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50g và số lượng này sẽ tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Ngoài ra, việc cho ăn quá nhiều đồ ăn này có thể ảnh hưởng tới dạ dày của con. Bé có thể bị lạnh bụng, đi ngoài, đau dạ dày…

sua chua

Về thời gian mẹ nên cho bé ăn sau bữa ăn từ 1-2 tiếng, điều này sẽ giúp trẻ hấp thụ thức ăn tốt hơn và bảo vệ dạ dày của con tốt nhất. Hoặc cũng có thể cho trẻ ăn thực phẩm này trước khi đi ngủ 30 phút.

Nên chọn tại các cửa hàng uy tín rõ nguồn gốc xuất xứ, mẹ tự làm tại nhà thì càng tốt.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua

  • Nên ăn sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng sẽ giúp dạ dày hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.
  • Không nên cho trẻ ăn khi đang đói, điều này sẽ làm giảm các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi phần nào, thêm nữa, bé rất dễ bị viêm họng. Ngoài ra, không ngâm trong nước nóng hoặc lò vi sóng sẽ làm mất đi các vi khuẩn có lợi.
  • Nên lựa chọn những sản phẩm có ít thành phần nguyên liệu, chủ yếu chỉ nên là sữa và vi khuẩn sống lên men.
  • Loại sữa ít đường nên bổ sung đường bằng các loại trái cây, tránh các chất tạo ngọt nhân tạo như siro hay đường hóa học.
  • Mẹ nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sữa chua: sản phẩm tốt sẽ có hàm lượng canxi và lợi khuẩn cao.
  • Mẹ nên cho bé sử dụng hết sữa mua về trong vòng 1 tuần.

Nguồn : Sức Khỏe 24h

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.