Gây tê tủy sống- Nỗi ám ảnh của các sản phụ khi sinh mổ

Gây tê tủy sống là điều hầu như bắt buộc phải làm khi mẹ bầu quyết định sinh mổ. Nhưng tác dụng phụ sau đó mới là điều khiến sản phụ ám ảnh vì chúng gây hại đến sức khỏe.

Gây tê tủy sống là thủ thuật tiêm thuốc tê vào khoang dịch não tủy để gây tê vào trục thần kinh trung ương, ức chế cảm giác và vận động từ vị trí khoanh tủy bị ức chế trở xuống dưới. Trong một số trường hợp nhất định, sản phụ được bác sĩ chỉ định gây tê theo phương thức này để giảm đau trong lúc sinh. Thế nhưng, tác dụng phụ của loại thuốc này lại khiến nhiều người thấy sợ hãi, ám ảnh.

Tìm hiểu về phương pháp gây tê tủy sống

Có 3 lớp màng bọc xung quanh tủy sống đó là màng cứng, màng nhện và màng mềm. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê vào khoang nằm giữa màng nhện, màng mềm của cột sống. Thuốc tê sẽ làm tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống trở xuống, lúc này sản phụ không còn cảm giác đau ở các khu vực nhất định.

gay te tuy song

Khi tiêm thuốc gây tê, cơ thể bạn vẫn trong tình trạng tỉnh táo hoặc đã được gây mê trước đó. Khi sinh con, sản phụ được gây tê trước khi sinh mổ. Sản phụ hoàn toàn tỉnh táo, nhịp tim và huyết áp vẫn điều hòa ổn định trong quá trình mổ lấy thai. Vì vậy, phương pháp gây tê tủy sống có tác dụng giúp mẹ giảm đau và xác suất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nằm ở mức thấp nhất.

Tác dụng phụ của thuốc gây tê

1. Biến chứng xuất hiện tức thì

Sau khi tiêm thuốc gây tê để tiến hành phẫu thuật lấy thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình huống chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó thở, nhức đầu, đau buốt vị trí tiêm trong suốt 30-60 phút. Đây là những biến chứng có thể thấy ngay lập tức từ lúc tiêm thuốc gây tê. Một số sản phụ khi được gây tê có thể bị ngứa, suy hô hấp, ớn lạnh, uể oải không còn chút sức lực.

gay te tuy song

Trong một số trường hợp tệ hơn, mẹ bầu có thể bị rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê. Ngoài ra, sản phụ được gây tê tủy sống có thể đối mặt với tình trạng nhiễm trùng và dẫn đến biến chứng viêm màng não, hệ thần kinh tổn thương vĩnh viễn. Thậm chí, có thể dẫn đến tử vong cho sản phụ.

2. Những biến chứng về lâu dài

Bên cạnh những biến chứng xảy ra ngây lập tức, tác dụng của thuốc gây tê còn kéo dài nhiều năm sau này. Điều này gây khó khăn cho các bà mẹ sinh mổ.

1. Tình trạng nhức đầu kéo dài 

Hay nhức đầu là triệu chứng thường thấy của phụ nữ sau khi tiêm thuốc tê vào khoang dịch não tủy. Điều này được lý giải là do mạch máu thứ phát và áp lực nội sọ giảm mạnh do thuốc gây tê gây nên. Sau sinh, mẹ có thể đau đầu liên tục, chúng ta không nên coi nhẹ vì nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý thần kinh sọ, tụ máu ngoài màng cứng.

gay te tuy song

2. Xuất hiện tình trạng đau lưng 

Bạn có thể cảm thấy đau mỏi nhẹ, âm ỉ, cũng có thể đau dữ dội vào những ngày thời tiết thay đổi. Đau lưng sau khi mổ lấy thai có thể là do chấn thương mô trong quá trình kim tiêm đi qua lớp da, mỡ và dây chằng.

3. Liệt dây thần kinh 

Sau khi thuốc đi vào cơ thể từ 3-10 ngày, bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nhìn một thành hai, thính lực giảm. Nếu may mắn thì có thể kết thúc trong vài ngày, nhưng bạn cũng có thể chịu đựng cảm giác đó trong hàng tuần hoăc vài tháng.

gay te tuy song

4. Tổn thương dây thần kinh 

Nếu bị xác định điểm gây tê sai, sản phụ có thể bị tổn thương chóp tủy, tủy sống và thần kinh vô cùng đau đơn và hậu quả không hồi phục được.

Một số tác dụng phụ khác đó chính là tình trạng tụ máu cột sống, nếu không được phát hiện sẽ dẫn đến tổn thương ở hệ thần kinh và có thể gây tử vong.

Làm gì để giảm tác dụng phụ của gây tê tủy sống?

Hãy nói với bác sĩ hoặc đội ngũ y tế về tình trạng sức khỏe của mình trước khi gây tê để tránh các biến chứng đáng tiếc không nên xảy ra.

Khi gây tê, sản phụ vẫn có thể trong trạng thái tỉnh táo và biết được mọi chuyện đang xảy ra. Vì thế, nếu cảm thấy khó chịu hay đau ở bất cứ đâu, hãy lập tức nói với đội ngũ bác sĩ đang thực hiện gây tê để được kiểm tra, xử lý ngay lập tức. Khi bác sĩ tiêm, sản phụ nên nằm im không dịch chuyển để tránh rò rỉ dịch não tủy.

Sau khi sinh, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ, không vận động mạnh, ngồi hay đi đứng, di chuyển quá lâu vì lúc này cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục. Có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, nhờ người nhà xoa bóp để thoải mái hơn. Ngoài ra, nên uống nhiều nước, áp dụng các phương pháp tập vật lý trị liệu nếu cảm thấy cơ thể bị đau nhức.

Nếu có các biến chứng như buồn nôn, khó thở, đau đầu không dứt, nên thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra, điều trị.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.