Giải đáp những thắc mắc thường gặp về vấn đề giảm đau khi sinh

Giảm đau khi sinh sẽ giúp cho sản phụ có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và giảm cảm giác đau đớn khi lầm bồn.

Bài viết dưới đây của Bau.vn sẽ giải đáp những thắc mắc về vấn đề giảm đau khi sinh.

Phương pháp giúp thai phụ giảm đau khi sinh

giam dau khi sinh

Có 2 nhóm phương pháp giảm đau khi sinh, đó là dùng thuốc và không dùng thuốc.

  • Phương pháp giảm đau không dùng thuốc bao gồm: bấm huyệt, châm cứu, thôi miên, thủy liệu pháp, tâm lý liệu pháp, âm nhạc, tư thế khi sinh, …
  • Phương pháp giảm đau dùng thuốc: Thuốc gây nghiện đường tĩnh mạch, khí mê và gây tê vùng bao gồm: gây tê ngoài màng cứng (NMC), gây tê tủy sống hoặc phối hợp gây tê NMC – tê tủy sống.

Phương pháp gây tê NMC hiện đang là kỹ thuật giảm đau phù hợp và hiệu quả nhất cho thai phụ đối với cả trường hợp sinh mổ hay sinh thường. Đối với sản phụ đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, trong trường hợp chỉ sinh mổ lấy thai thì sản phụ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.

Đặc biệt phương pháp sử dụng thuốc tiêm giảm đau này có thể giúp kiểm soát hiệu quả giảm đau của sản phụ. Trong quá trình vượt cạn, bác sĩ có thể điều chỉnh linh hoạt loại thuốc giảm đau, liều lượng và cường độ của thuốc sao cho phù hợp. Nguyên nhân là do cơ địa của mỗi người khác nhau, có trường hợp cùng một loại thuốc, cùng liều lượng nhưng người này giảm đau tốt, người kia lại không có tác dụng.

Phương pháp giảm đau khi sinh thường

  • Hiện nay, phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn được biết đến với tên gọi đẻ không đau chính là phương pháp được sử dụng hiệu quả nhất cho mẹ và bé.
  • Đẻ không đau chính là sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau cho thai phụ khi vượt cạn. Phương pháp này được thực hiện như sau: thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng (không phải trong tủy sống, khoang này nằm bên ngoài tủy sống, bắt đầu từ đốt sống cổ đầu tiên đến vùng cùng – cụt). Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ xác định khoang này bằng kỹ thuật chuyên môn và luồn 1 ống thông nhỏ vào đó. Thuốc tê được truyền vào liên tục để giảm đau cho đến khi sản phụ sinh xong.
  • Trong phương pháp đẻ không đau, tê tủy sống ít khi được thực hiện riêng lẻ. Thông thường tê tủy sống (lượng thuốc tê rất ít) sẽ được phối hợp cùng tê ngoài màng cứng. Gây tê tủy sống có thể giảm đau ngay sau khi tiêm. Còn đối với tê NMC, sau một liều lớn thuốc tê đầu tiên, sẽ mất khoảng thời gian là 10 phút thì sản phụ mới hết đau.

Thuốc giảm đau có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

giam dau khi sinh

Liều lượng thuốc tê sử dụng trong phương tê NMC để giảm đau thường rất thấp, chỉ đủ để ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vận động. Vì vậy, sản phụ hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc rặn sinh sẽ diễn ra gần như bình thường.

Ở một số sản phụ, việc truyền thuốc tê liên tục vào khoang NMC đôi khi hoàn toàn không đau, hoặc có cảm giác nặng chân nên bác sĩ gây mê phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Mục tiêu của đẻ không đau là làm giảm cảm giác đau 70-80%, chỉ chừa lại khoảng 20-30% đủ để sản phụ có thể nhận biết biết cơn gò và phối hợp rặn tốt khi cổ tử cung mở trọn.

Gây tê ngoài màng cứng có nguy hiểm với thai nhi không?

Thuốc tê sử dụng để gây tê NMC không gây nguy hiểm đối với thai nhi. Gây tê NMC chỉ là phương thức được sử dụng để ngăn chặn dẫn truyền thần kinh ( tức cảm giác đau) ở thai phụ và không gây nguy hại cho bé. Trong khi gây tê, huyết áp của người mẹ phải được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên. Trong trường hợp cần thiết có thể được điều chỉnh bằng thuốc.

Khi sinh mổ, thai phụ có nên tiêm giảm đau hay không?

giam dau khi sinh

Đối với trường hợp thai phụ sinh mổ thì không cần phải gây tê tuỷ sống mà chỉ cần gây tê ngoài màng cứng để giảm đau lúc mổ và duy trì giảm đau sau mổ là đủ. Đối với những trường hợp sản phụ giảm đau sản khoa bằng phương pháp gây tê NMC thì trong quá trình chuyển dạ, nếu có chỉ định mổ lấy thai, khi vào phòng mổ, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ bơm tiếp thuốc tê với nồng độ và liều lượng lớn. Sau khi mổ xong, những sản phụ này sẽ được tiếp tục giảm đau ngoài màng cứng sau mổ.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.