Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn, cha mẹ nên làm gì?

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh thường rụn 1 - 2 tuần nhưng có thể muộn hơn tùy cơ địa của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?

Tùy theo cơ địa của mỗi bé mà có bé sẽ rụng rốn sớm hoặc muộn, bình thường thì sau khoảng 7 tới 10 ngày, rốn bé khô lại và tự rụng đi, mẹ nên tắm rửa và vệ sinh cuống rốn sạch sẽ, khô thoáng, tránh bị viêm nhiễm. Nhiều người cảm thấy lo lắng khi rốn con bị rụng muộn hơn so với các đứa trẻ khác. Vậy trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao? Làm thế nào để trẻ nhanh rụng rốn? Làm sao để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc với bài viết sau của Bau.vn nhé!

Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn có sao không?

Thông thường, rốn của trẻ phải từ 7 – 10 ngày mới rụng. Tuy nhiên, con so thường muộn hơn con dạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng. Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở, làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn. Trong thời gian này mẹ nên chăm sóc cuống rốn đúng cách, giữ rốn luôn khô thoáng để tránh viêm nhiễm. Như vậy, trường hợp trẻ sơ sinh rụng rốn muộn hoặc sớm hơn vài ngày, điều này là bình thường và phổ biến.

Trẻ sơ sinh rụng rốn muộn phải làm sao?

2 tuần là thời gian trung bình cần thiết để rụng rốn. Nếu thấy rốn của bé hơn tháng rồi mà vẫn chưa rụng, mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần rốn bé không chảy dịch, chảy mũ, không sưng đỏ tấy thì không đáng ngại.

tre so sinh rung ron muon

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bằng cách luôn rửa rốn với nước sạch mỗi ngày một lần. Khi rửa chỉ dùng khăn ẩm hoặc bông, tăm bông; chứ không đổ nước trực tiếp lên. Giữ rốn sạch và khô cả ngày, tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Tránh chạm tay vào rốn bé, nếu có thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào. Không quấn tã thấp dưới phần rốn thì tự khắc rốn sẽ khô, săn lại và tự rụng một cách tự nhiên.

Thế nhưng, nếu phát hiện rốn bé có nhiều biểu hiện không bình thường như chảy dịch, chảy máu, có mùi hôi, có mủ, da quanh rốn sưng đỏ thì cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời. Vì đó có thể là bước đầu của tình trạng nhiễm trùng rốn, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ chưa rụng rốn

tre so sinh rung ron muon

  • Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi tiếp xúc với rốn trẻ sơ sinh.
  • Chỉ dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn để làm sạch rốn cho trẻ.
  • Hãy sử dụng loại cồn 70 độ để sát khuẩn vùng da xung quanh rốn cho trẻ.
  • Đeo bỉm phải mặc dưới rốn.
  • Cho trẻ mặc áo quần thoáng mát, sạch sẽ.

Nguồn : bau.vn