Giải mã hiện tượng “phải vía” ở trẻ sơ sinh

Dân gian truyền miệng về hiện tượng trẻ sơ sinh đang từ ngoan ngoãn, khỏe mạnh bỗng dưng thay đổi tính nết, khóc đêm “ngặt nghẽo” không rõ nguyên nhân, thí dỗ thế nào cũng không nín là do bé đó gặp vía xấu hay phải vía.

1. Nguyên nhân trẻ bị “phải vía”?

Trẻ phải vía theo dân gian đơn giản là điều gì đó rất bình thường, trẻ sau khi khóc, thậm chí có khi khóc cả đêm “hành” bố mẹ, ông bà sẽ tự nín khi giải được vía nặng. Lý giải theo dân gian, trẻ nặng vía vì gặp vía xấu, năng lượng xấu khiến trẻ khó chịu và khóc. Vía xấu, năng lượng xấu sẽ đến từ những người mà trẻ gặp trong ngày.

Theo dân gian thường có 2 trường hợp phải vía là:

– Trẻ sơ sinh bị phải vía do đi đêm: Là khi bế trẻ con đi đêm thì bị ma tà trêu chọc làm bé quấy khóc.

– Trẻ sơ sinh bị phải vía do gặp người vía nặng: Là khi em bé được người lạ có vía nặng bế, cưng nựng hoặc chỉ đơn giản là tiếp xúc gần bé làm cho bé sợ hãi, giật mình…

Trẻ quấy khóc đêm, đổ mồ hôi trộm do đâu?

Trẻ khóc do phải vía

Ví dụ, nếu hàng ngày, trẻ gặp người quen như bố mẹ, ông bà thì không sao nhưng nếu có bạn bè xa gần đến (nếu có người vía nặng) trẻ sẽ khóc không dứt.

2. Lý giải trẻ sơ sinh bị phải vía dưới góc nhìn khoa học

Mặc dù khoa học cũng chưa giải thích được vì sao sau khi đốt vía cho trẻ sơ sinh lại khiến đa số trẻ trở nên ngoan hơn nhưng lý giải của các nhà nghiên cứu về hiện tượng trẻ sơ sinh phải vía là vì trẻ có sức đề kháng kém.

Khi bị những luồng khí hoặc năng lượng xấu xâm nhập sẽ khiến năng lượng của trẻ đang yên ổn trở nên rối loạn, trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi và biểu hiện ra ngoài bằng cách gào khóc, khí xấu xâm nhập khiến bé cảm thấy khó chịu, bất an, khóc ngặt về đêm. Hoặc cũng có thể do nhiều người ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới bé quấy khóc nhiều không chịu nín. Còn theo các bác sĩ, trẻ khóc có thể do sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với nhiều người một lúc sẽ khiến bé dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi và khóc ngặt về đêm.

3. Cách giúp bé nín khóc

Những điều mẹ cần lưu ý khi massage cho bé

Khi trẻ khóc mẹ có thể massage chân cho trẻ

Trong trường hợp này, nhiều mẹ bất lực vì không có cách nào giúp con nín khóc. Một số tin vào vấn đề tâm linh con bị nặng vía nên áp dụng nhiều cách dân gian như đốt phong long để giải vía nặng và giúp bé hết khóc.

Dù hiện nay khoa học cũng chưa giải thích được tính hiệu quả của cách này, tuy nhiên, khi bé khóc (dù cho là bị nặng vía) mẹ cũng hãy kiểm tra xem bé có bị nóng sốt gì không và thực hiện một số cách sau:

– Vuốt ve bàn chân của bé: Bàn chân là nơi hội tụ nhiều dây thần kinh quan trọng, việc massage, vuốt ve bàn chân có thể trấn tĩnh tinh thần và giúp bé ngủ ngon. Chưa kể, bàn chân là nơi chứa xúc giác cao nhất của bé, do đó, không có vị trí lý tưởng nào để vuốt ve hơn bằng ban chân.

– Ôm và vỗ về bé: Khi khóc nghĩa là bé đang sợ hãi hoặc đau ở đâu đó, mẹ hãy ôm ấp vỗ về nhịp nhàng để bé cảm thấy trấn tĩnh, bình an và sẽ nín khóc dần.

– Cho bé bú mẹ: Với những bé đang bú mẹ thì đây là giải pháp tốt nhất giúp bé nín khóc, thần kinh trấn tĩnh và chìm dần vào giấc ngủ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng