Giải mã ý nghĩa dải lụa trắng trên cổ trong trang phục của phi tần Mãn Thanh

Nếu từng xem các bộ phim về thời kỳ Mãn Thanh thì chắc hẳn bạn cũng biết trên cổ các phi tần luôn có một dải lụa trắng, vậy nó có ý nghĩa gì?

Nhà Thanh là một trong những triều đại phong kiến Trung Quốc nổi tiếng vì những loại trang sức tinh xảo dành riêng cho phụ nữ thuộc giai cấp quý tộc, cung đình. Bên cạnh những trang phúc tinh xảo như: châm cài, móng tay giả, quần áo lụa là,… các phi tần, cách cách luôn đeo trên cổ một chiếc khăn trắng. Đây chính là phúc sức riêng biệt, thể hiện sự cao quý của bản thân và cũng khiến mình trở nên nổi bật hơn trong chốn hậu cung ba nghìn giai lệ.

man thanh

Theo Bách khoa toàn thư Trung Quốc, chiếc khăn màu trắng quàng trên cổ của phi tần nhà Thanh được biết đến với tên gọi là “Long Hoa Lĩnh Cân” hay gọi tắt là khăn Long Hoa. Đây là một phục sức không thể thiếu với các phi tần, cách cách hậu cung nhà Thanh, được hệt từ tơ lụa hảo hạng. Trên mỗi chiếc khăn thường được thêu thùa tỉ mẩn những hoa văn, hình vẽ đặc thù, tượng trưng cho địa vị của người mặc.

Những mỹ nhân mới nhập cung, chưa có danh phận, nên trên khăn Long Hoa sẽ không xuất hiện bất kỳ họa tiết nào. Phi tần có địa vị thấp thì trên khăn thường thêu những loại hoa thanh nhã như mận, lan, trúc, cúc,… Đối với Hoàng hậu hay những phi tần được sủng ái thì được thêu lên khăn trắng những loài hoa lộng lẫy.

man thanh

Riêng hoa mẫu đơn là biểu tượng cho sắc đẹp và quyền lực của quốc gia thì chỉ có Hoàng hậu mới có thể thêu. Bất cứ phi tần nào trong hậu cung cũng không được phép thêu. Nếu phạm phải, nhẹ thì bị phạt đánh, nặng thì cả gia đình phải chịu tội. Không chỉ thêu hoa văn tỉ mỉ mà kích thước khăn trắng của Hoàng hậu và Thái hậu cũng lớn hơn so với khăn của các phi tần khác. Nó chứng tỏ địa vị và quyền lực của họ ở trong hậu cung.

man thanh

Ngoài ra, khăn Long Hoa còn giúp hoàng đế thuận lợi hơn trong việc phân biệt các phi tần trong hậu cung. Mỗi năm hoàng đế tuyển vào cung hàng trăm tú nữ, để nhớ mặt gọi tên tất cả thì quả là quá khó. Thêm nữa, hoàng đế Mãn Thanh còn ngập đầu trong việc triều chính nên không thể phân biệt được cấp bậc của các phi tần. Dựa vào khăn Long Hoa, hoàng đế sẽ nhận biết được địa vị của 1 phi tần, biết nơi ở và đã từng được sủng hạnh hay chưa.

Như vậy, ở thời Mãn Thanh, ngoài công dụng làm đẹp, dải lụa trắng còn mang đến thật nhiều ý nghĩa. Chỉ tiếc là khăn lụa thì đẹp mà cuộc đời của rất nhiều chủ nhân lại không đẹp được như khăn.

Nguồn : bau.vn