Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết

Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Thị lực của phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng do những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Những vấn đề thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, mỏi mắt, mắt mờ liên tục… Điều này khiến sản phụ cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết - ảnh 1

Vì sao bạn bị giảm thị lực sau khi sinh?

Mờ mắt

Sau khi sinh, sự giữ nước trong mắt bị cản trở dẫn đến giác mạc không thể duy trì hình dạng bình thường dẫn đến thị lực bị mờ.

Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết - ảnh 2

U tuyến yên

Mặc dù u tuyến yên là một trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở một số phụ nữ. U tuyến yên làm ức chế hoạt động bình thường của hormone trong cơ thể dẫn đến các vấn đề giảm thị lực sau sinh.

Tiền sản giật

Phụ nữ mắc chứng cao huyết áp có thể mắc chứng tiền sản giật. Tiền sản giật cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến thị giác của phụ nữ bị mờ hay nhạy cảm với ánh sáng sau khi sinh. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều trị thích hợp nhất.

Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết - ảnh 3

Tăng huyết áp khi mang thai

Sau khi sinh, phụ nữ thường căng thẳng và gặp chứng tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về thị giác.

Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết - ảnh 4

Đái tháo đường thai kỳ

Tỷ lệ đường trong máu có thể dao động sau giai đoạn mang thai. Sự thay đổi về lượng đường trong máu có thể phá hủy những mạch máu nhỏ liên kết với võng mạc mắt. Thêm vào đó, bệnh tiểu đường làm cản trở thị lực khiến bạn bị giảm thị lực sau sinh.

Phương pháp điều trị giảm thị lực sau sinh

Tiểu đường thai kỳ

Bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được điều trị hiệu quả.

Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết - ảnh 5

Khi giảm thị lực sau sinh, bạn có thể gặp nhiều trở ngại nếu muốn làm việc với sổ sách hay laptop. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé.

Khô mắt

Vấn đề khô mắt có thể được giải quyết đơn giản bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là người thường dùng kính áp tròng. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc điều trị các vấn đề về mắt.

Giảm thị lực sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết - ảnh 6

Tiền sản giật

Các vấn đề về tiền sản giật có thể được điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kê toa như corticosteroid hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Mờ mắt

Nếu tình trạng mờ mắt hay giảm thị lực kéo dài 10 tháng sau khi sinh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật lasik hoặc mang kính áp tròng cho mắt.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?