Học cách tu dưỡng chính mình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người

Học cách tu dưỡng chính mình mới là cách khiến con người trở nên khác biệt và hơn thua với đám đông chứ không phải ở dung mạo.

Vậy làm sao để học cách tu dưỡng chính mình? Cùng bau.vn tìm hiểu nhé.

Sống chân thực là một cách tu dưỡng chính mình

Chân thực ở đây, tức là sống đúng với con người và linh hồn của mình. Thực lòng đối đãi với người nhà, tức là coi trọng tình thân và chữ hiếu, tình cảm gia đình chẳng thứ gì có thể đánh đổi được. Thực lòng đối đãi với bạn bè, tức là hết mình không toan tính, vô tư nhiệt tình. Thực lòng đối đãi với người đời, tức là bao dung tất cả, không so đo đố kị. Bởi khoan dung là điều tu dưỡng lớn nhất của đời người. Thực lòng đối đãi với sự vật, tức là tự tìm ra niềm vui trong chúng.

Sống nghiêm khắc với bản thân

Người xưa có câu: “Thư kiến hiền học cung hành, quan ái dân nghiệp chủng đức”, ý nói người đọc sách mà không có tu dưỡng đạo đức thì chỉ là nô lệ của những con chữ. Cũng giống như dạy tri thức mà không thực hành thì chỉ như hòa thượng miệng tụng kinh hàng ngày nhưng không ngộ Pháp. Người tạo dựng sự nghiệp mà không chú ý tu dưỡng phẩm hạnh đạo đức của mình thì cũng giống như đóa hoa nở đẹp đấy, nhưng trong nháy mắt đã héo tàn.

Người nghiêm khắc với bản thân tức là đang trân trọng chính mình. Người như vậy sẽ không để cường quyền khiến mình trở nên ngông cuồng, không bị cám dỗ bởi sự tình bên ngoài. Trong lòng họ luôn vững như dãy trường thành vững chãi, có thể ngăn được mọi cơn sóng dữ. Khi đã nghiêm khắc với bản thân, người ấy có thể dùng cái tâm thuần khiết để đối đãi với người khác, nghĩa hiệp khi kết giao bạn bè, giữ được chính nghĩa, không sa ngã, luôn ngẩng cao đầu. Người càng biết cách tự ràng buộc, sẽ càng tự do.

Có chí tiến thủ là một cách tu dưỡng chính mình

Lão Tử giảng rằng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.” Ý nói rằng, kẻ biết người là khôn, kẻ biết mình là sáng, thắng người là kẻ có sức, tự thắng mình là kẻ mạnh. Nếu một người có thể hiểu về người khác, dùng ánh mắt tinh tường để kết bạn, người như vậy mới là người thông minh và hiểu rõ nhất về mình. Khốn cảnh vốn không hề đáng sợ mà điều đáng sợ nhất chính là mất đi lòng tin, mất đi ý chí của bản thân.

Đôi lúc, chúng ta không thể làm theo mọi điều mà mình mong muốn. Khi gặp phải khó khăn, đó là lúc cần phải tự tán thưởng mình, tin tưởng bản thân và khẳng định chính mình. Có như vậy, ta mới có thể tự cổ vũ mình cố gắng lên.

Cuộc sống vốn tồn tại rất nhiều điều tốt đẹp, bầu trời vốn quang đãng như vậy. Thay vì cứ oán thán tại sao cuộc đời tôi lại thế này thế kia, tại sao bạn không thử tự thay đổi chính mình. Không phải thay đổi hoàn cảnh xung quanh, mà hãy bắt đầu từ việc thay đổi chính tâm thái của mình.

Phải biết tự kiểm điểmhoc-cach-tu-duong-chinh-minh-la-dieu-quan-trong-nhat-trong-cuoc-doi-moi-nguoi

Tự kiểm điểm, tức là tự xét lại những lời nói và hành động của mình xem đã đúng mực hay chưa. Kiểm điểm bản thân còn là lời xin lỗi của mình tới người khác. Khi giữa người và người phát sinh xung đột, mâu thuẫn, chỉ có tự xét lại, áy náy và tự trách thì mới có thể hỏa giải những bất đồng, biến mâu thuẫn thành hiền hòa, biến chiến tranh thành tơ lụa. Như vậy, trách người chi bằng trách mình.

Đêm khuya không còn ai bên cạnh, hãy tự kiểm điểm bản thân. Khi đó, bạn có thể bình tĩnh nhìn nhận những điều mà ban ngày mình không hề để ý, cũng sẽ cảm nhận những nỗi hổ thẹn lớn nhỏ. Từ xưa đến nay, bậc quân tử đều tự xét lại bản thân mình, còn kẻ tiểu nhân không nhìn lại bản thân mình mà thường xuyên oán trời trách đất, trách người, trong lòng tràn đầy bực tức.

Người chính nhân quân tử sẽ chủ động tìm ra những thiếu sót của bản thân và hoàn thiện chứ không trách cứ người khác, khi ấy dù không tu đạo nhưng cũng đã ở trong đạo rồi. Tự kiểm điểm, có thể nói chính là một mặt gương, một liều thuốc bổ sẽ dẫn ta đi trên con đường tốt đẹp hơn.

Nguồn : bau.vn