Hội chứng chân không yên – “kẻ thù” đối với giấc ngủ của bà bầu

Hội chứng chân không yên là một tình trạng phổ biến dễ gặp ở phụ nữ khi đang mang thai. Nó gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày của bà bầu.

Theo một nghiên cứu vào ngày 27 tháng 9 năm 2001 cho thấy phụ nữ mang thai ngoài các triệu chứng nôn nghén, khó thở thì còn một tình trạng gây khó chịu và đôi khi gây đau cho sản phụ. Nó ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của mẹ bầu. Đó chính là hội chứng chân không yên.

Hội chứng chân không yên ở bà bầu

Hội chứng chân không yên (RLS) bao gồm các triệu chứng liên quan đến rối loạn vận động. Nó làm cho sản phụ muốn di chuyển và vận động chân. Bên cạnh triệu chứng trên thì sản phụ còn có cảm giác khó chịu hoặc không thoải mái. Những người mắc hội chứng chân không yên đã mô tả các cảm giác chân của mình như kiến bò, ngứa ran hoặc đau và tê như kim châm. Thậm chí đôi khi họ gặp cảm giác đau đớn. Một vài trường hợp ghi nhận hiện tượng giật cơ đột ngột.

hoi chung chan khong yen

Các triệu chứng thường nặng hơn vào buổi tối hoặc ban đêm gây ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ của sản phụ và hạn chế các cử động ở chân gây khó khăn trong việc đi lại.

Nguyên nhân gây nên hội chứng chân không yên

Một nguyên nhân có thể gây ra hội chứng chân không yên là chỉ số sắt dự trữ trong máu cũng như trong gan thấp hơn so với những phụ nữ không mắc hội chứng này. Trong suốt quá trình mang thai, sản phụ cần một lượng lớn sắt để cung cấp cho thai nhi. Ngoài ra, sản phụ còn bị mất sắt qua quá trình sinh do bị mất máu. Tuy nhiên, sau khi sinh 3 tháng thì lượng sắt được cải thiện và hội chứng chân không yên cũng mất đi.

hoi chung chan khong yen

Một giả thuyết khác đổ lỗi cho hormone là tác nhân gây ra RLS ở sản phụ. Trong quá trình mang thai thì các hormone thay đổi rất lớn, đặc biệt là hai hormone estrogen và progesterone, bên cạnh đó trong lúc mang thai có thêm sự gia tăng của một vài hormone khác như β-hCG.

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền
  • Nồng độ các chất khoáng và vitamin trong cơ thể thấp
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu ngủ do cơ thể đang dần thay đổi
  • Cơ thể tăng mức độ nhạy cảm.

Điều trị hội chứng chân không yên cho phụ nữ mang thai

1. Bổ sung sắt, axit folic cho cơ thể

Phụ nữ mang thai cần sắt gấp 3 – 4 lần và folate gấp 8 – 10 lần so với bình thường để nuôi dưỡng em bé đang phát triển trong bụng. Mẹ bầu mắc phải hội chứng chân không yên thường gặp vấn đề về hàm lượng sắt suy giảm. Ngoài ra, họ còn thiếu hụt folate, một loại vitamin B quan trọng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung sắt và axit folic thông qua viên uống bổ sung do bác sĩ gợi ý. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng mẹ bầu nên đi kiểm tra hàm lượng các chất trên ngay khi vừa mang thai cũng như mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Mặt khác, đừng hấp thụ sắt quá liều bởi có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc sắt, từ đó cản trợ sự phát triển của bé yêu.

2. Không để cơ thể tích mỡ, béo phì

Phụ nữ béo phì hoặc có mỡ bụng dư thừa trước khi mang thai có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Nếu bạn đã thừa cân trước khi mang thai thì hãy chú ý đến vấn đề cân nặng bởi sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi vận động thể chất. Hoạt động thể chất là một trong những cách để đẩy lùi tình trạng chân không yên.

hoi chung chan khong yen

Đừng vì suy nghĩ “ăn cho 2 người” mà nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống cân bằng và lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn con.

3. Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể

Các vitamin khác cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng chân không yên ở bà bầu. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 350 mg magiê và 1.200 mg canxi. Magiê giúp xây dựng, sửa chữa mô và ngăn ngừa nguy cơ tử cung co bóp sớm trong thai kỳ.

Khi bạn mang thai, thai nhi cần canxi để phục vụ cho nhiều mục đích: Tạo ra xương, răng và các cơ bắp chắc khỏe, hỗ trợ phát triển nhịp tim bình thường cũng như khả năng đông máu.

Nếu bạn không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết thông qua chế độ ăn uống khi mang thai, em bé sẽ hấp thụ canxi bằng cách lấy từ xương của chính bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị loãng xương hoặc xương yếu.

4. Tập luyện – biện pháp khắc phục hội chứng chân không nghỉ

Bà bầu mắc phải hội chứng này và không có thói quen vận động đều đặn dường như sẽ chịu đựng cảm giác khó chịu nhiều hơn so với phụ nữ mang thai tập luyện thể thao thường xuyên.

Việc vận động cơ thể sẽ giúp làm giảm cơn đau do hội chứng này mang lại bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến bắp chân và kích thích hormone mang lại cảm giác thoải mái.

5. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, điều độ

Việc có được chế độ nghỉ ngơi phù hợp là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nguyên nhân là bởi các triệu chứng hội chứng chân không yên có thể diễn biến trầm trọng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân. Một số gợi ý cho việc này như sau:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trước khi ngủ khoảng 1 giờ
  • Tránh thức uống có caffeine và đường
  • Tránh vận động quá sức trước khi ngủ
  • Ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh

Ngoài ra mẹ cũng nên tìm ra một tư thế ngủ hợp lý nhất cho mình. Khi đạt đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, việc nằm ngửa sẽ trở nên khó khăn hơn. Nó khiến khu vực lưng dưới chịu nhiều sức ép. Do vậy, mẹ bầu hãy thử ngủ nghiêng về bên trái nhé. Tư thế này khá tốt cho hệ tuần hoàn của máu. Bên cạnh đó có thể mát-xa bắp chân, chườm nóng lạnh luân phiên để giảm thiểu tình trạng này.

Nguồn : bau.vn