Hội chứng phiền muộn sau sinh – Baby blues syndrome

Chứng “muộn phiền sau sinh” - baby blues syndrome là dạng ít nghiêm trọng nhất của rối loạn trầm cảm sau sinh mà nhiều người thường bỏ qua.

Cơ thể người phụ nữ sau sinh thường có nhiều biến đổi, về cả thể trạng cũng như cảm xúc. Hội chứng muộn phiền sau sinh hay còn gọi baby blues là dạng ít nghiêm trọng nhất của rối loạn trầm cảm sau sinh. Cùng tìm hiểu thêm thông tin vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Triệu chứng của hội chứng phiền muộn ở phụ nữ sau sinh

  • Mệt mỏi.
  • Ủ rũ hoặc khóc lóc không lý do.
  • Thường xuyên bồn chồn, lo lắng.
  • Buồn rầu.
  • Khó chịu, hay mất kiên nhẫn.
  • Kém tập trung.
  • Tính khí thay đổi thất thường.
  • Mất ngủ.
  • Tập trung kém.

Nguyên nhân của hội chứng baby blues

Phụ nữ sau khi sinh nở, ít nhiều cơ thể của bạn sẽ có nhiều sự thay đổi, từ mặt thể chất cho đến cảm xúc. Trong đó, nồng độ hóc môn sẽ dần giảm xuống, tình trạng sữa chảy ra và bầu ngực luôn trong tình trạng ứ sữa… Do đó, sau sinh là khoảng thời gian vô cùng mệt mỏi ở các chị em phụ nữ. Có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác tác động sẽ khiến người phụ nữ xuất hiện tình trạng muộn phiền hay trầm cảm sau sinh.

Trong số đó, những yếu tố về mặt cảm xúc cũng là một nguyên nhân dẫn đến trạng thái muộn phiền. Lúc này, bạn sẽ dần xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, bởi lúc này bạn đang ở trong quá trình chuyển giao để trở thành một bà mẹ. Do đó mà bạn cần có một khoảng thời gian để tập thích nghi với những điều này, bao gồm cả những thói quen sinh hoạt… Chính vì vậy mà bạn bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn, đối với những người không có sự chuẩn bị về mặt tâm lý kỹ càng sẽ có nguy cơ mắc baby blues cao hơn.

Các cách để nhận biết hội chứng baby blues

Trên thực tế, có rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn hội chứng baby blues với hội chứng trầm cảm sau sinh, bởi vì chúng cũng có một vài triệu chứng tương tự nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai hội chứng phổ biến sau sinh này?

Hãy sự quan sát những hành động và cảm xúc của bản thân mình trong khoảng những tuần sinh con đầu tiên, nếu bạn có những biến đổi về mặt cảm xúc bất thường, thường xuyên phiền muộn, buồn chán, mệt mỏi… thậm chí chúng còn kéo dài sang cả tuần thứ 2 hoặc thứ 3 thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt bạn cần phải đi khám ngay nếu đã từng mắc chứng trầm cảm hoặc trong gia đình bạn đã có ai đang bị trầm cảm hay có tiền sử bị trầm cảm. Bạn thường phải đối mặt với những cảm xúc lo âu kéo dài, khó chịu và có những cảm xúc tiêu cực.

Cách điều trị hội chứng phiền muộn sau sinh con ở phụ nữ

phien muon sau sinh

Hội chứng baby blues không phải là một bệnh lý, và chúng sẽ có thể tự biến mất. Tuy nhiên, không vì thế mà các bà mẹ sau sinh có thể lơ là vì chúng có tiến triển nặng và gây nên hội chứng trầm cảm sau sinh. Do đó, gia đình và người thân của các mẹ cần nên quan tâm, chăm sóc, động viên. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện và áp dụng một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng là một trong những tình trạng khiến cho hội chứng baby blues trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng để quay về trạng thái tốt hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?