Hướng dẫn nhanh 7 bước massage cho em bé của bạn

Massage cho bé có tác dụng giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn. Mẹ có thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng da để thực hiện các bước sau.

Massage là động tác vuốt ve nhẹ nhàng, tác động lên làn da của trẻ nhỏ. Mẹ có thể sử dụng các loại dầu massage và kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của con. Massage tạo cơ hội cho mẹ và bé trở nên gắn kết hơn, đồng thời giúp con ăn ngon, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cùng tìm hiểu ngay cách thực hiện trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

7 bước massage nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp cho bé

1. Tìm kiếm sự cho phép

Cha mẹ không thể tùy ý động chạm vào cơ thể của con nếu con không cảm thấy hứng thú với điều đó. Nếu cha mẹ muốn massage cho con, đầu tiên cha mẹ phải thăm dò bằng cách xoa một lượng nhỏ dầu massage lên bùng bụng và sau tai của con, sau đó quan sát ngôn ngữ thể của trẻ. Nếu con có phản ứng tỏ ra không thích hoặc không hứng thú với điều này, chắc hẳn đây chưa phải thời điểm thích hợp để làm điều này. Ngược lại, nếu con cảm thấy hứng thú, cha mẹ có thể tiến hành massage.

2. Xoa bóp chân

Cha mẹ có thể bắt đầu với phương pháo xoa bóp chân cho con. Đầu tiên, hãy nhỏ một ít dầu massage vào lòng bàn tay của bạn, sau đó bắt đầu xoa bóp lòng bàn chân của trẻ một cách nhẹ nhàng, dùng ngón cái xoa bóp từ gót chân đến ngón chân của bé. Tiếp theo, bạn hãy dùng lòng bàn tay vuốt ve nhẹ phần dưới vầ đầu bàn chân của con, tạo vòng tròn bằng ngón tay cái khắp phần dưỡi mỗi bàn chân, sau đó đến các ngón chân của bé. Lưu ý, chỉ nên massage nhẹ nhàng từng ngón chân cho đến đầu ngón chân của con, điều này có tác dụng kích thích các đầu dây thần kinh hiệu quả.

Tiếp đó, bạn hãy nâng 1 trong 2 chân của trẻ lên, từ từ vuốt nhẹ lên mắt cá chân rồi mở rộng về phía đùi. Vuốt nhẹ từ bàn chân lên đến đùi của trẻ, sau đó áp dụng như vậy với bên chân còn lại. Kết thúc quá trình bằng cách dùng 2 tay nắm nhẹ vào đùi, vuốt về phía tim từ chân đến đùi.

3. Chuyển sang cánh tay

Thực hiện bằng cách nắm tay em bé và vuốt tròn trên lòng bàn tay, sau đó thực hiện các động tác vuốt nhỏ trên các ngón tay của con và hướng về các đầu ngón tay. Tiếp theo, thực hiện xoay bàn tay của con lại và nhẹ nhàng xoa bóp phần mu bàn tay bằng những động tác vuốt thẳng về phía cổ tay. Tiếp tục xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động hình tròn và di chuyển từ từ về phía cẳng tay, cánh tay. Lưu ý, xoa bóp chuyển động tròn vùng toàn bộ cánh tay như đang vắt khăn mặt nhưng nhẹ nhàng hơn.

4. Massage ngực và vai cho bé

Mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau. Đầu tiên, vuốt nhẹ song song từ vai trái và phải về phía ngực của con. Sau đó, đặt tay tay trở lại phần vai, lặp lại chuyển động như hồi nãy một cách thật nhẹ nhàng. Tiếp đó, đặt cả hai tay lên vùng giữa ngực của con, bắt đầu xoa ra ngoài từ cơ thể phía bên của con. Thực hiện tiếp các động tác vuốt nhẹ nhàng, từ dười xương ức, xương ngực, sau đó ngang qua ngực.

5. Massage bụng

massage cho be

Cũng giống như các bộ phận trên cơ thể khác, vùng bụng của trẻ cũng cần được massage đầy đủ. Bởi vùng bụng của trẻ hay gây ra các áp lực, do đó mẹ phải tránh những áp lực dù chỉ là nhỏ nhất. Đầu tiên, mẹ hãy vuốt từ đỉnh bụng của trẻ xuống dưới xương ngực, sau đó đặt nhẹ tay lên phần dưới xương ngực của trẻ và vuốt tròn đều theo chiều kim đồng hồ. Massage khắp bụng và xung quanh phần rốn của trẻ. Tuyệt đối không được tạo áp lực, chỉ để tay thật nhẹ nhàng lên vùng bụng của con. Đối với chuyển động hình kim đồng hồ, mẹ nên tránh phần rốn vì đây là nơi nhạy cảm ở trẻ nhỏ.

6. Massage mặt và đầu cho bé

massage cho be

Massage mặt và đầu cho bé cũng vô cùng quan trọng. Thực hiện bằng cách đặt đầu ngón tay trỏ lên vùng giữa trán của con sau đó từ từ vuốt nhẹ theo hướng dọc của khuôn mặt về phía cằm. Tiếp tục di chuyển ngón tay về phía má của trẻ, tiếp đó massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và lặp lại vài lần. Tiếp đến là massage vùng đầu bằng cách sử dụng ngon tay, ấn nhẹ nhàng lên vùng đầu nhưng không được tạo áp lực, lặp đi lặp lại động tác một vài lần.

7. Massage mặt lưng

massage cho be

Đây là bước massage cuối cùng, mẹ hãy xoay người con lại và bắt đầu xoa bóp lưng, để con nằm ở tư thể sấp với 2 tay đặt ở phía trước, tuyệt đối không để tay con ở hai bên. Đặt các đầu ngón tay lên lưng và massage nhẹ nhàng theo chiều kim điều đồ và di chuyển dần về phía mông. Tiếp theo, đặt ngón trỏ và ngón giữa của xương sống trên và bắt đầu di chuyển các ngón tay về phía mông. Đặt hai ngón tay ở 2 bên rãnh của cột sống, luồn xuống dưới, lặp lặp động tác vài lần.

Nguồn : bau.vn

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.