Lý giải hiện tượng ăn sắn bị say, những người tuyệt đối không nên ăn sắn

Sắn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cũng không ít người khi ăn sắn bị say do ngộ độc cyanhydric khiến cơ thể mệt mỏi

Ăn sắn bị say do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, chủ yếu là do chúng ta ăn vào lúc bụng đói, lúc đó thường xảy ra tình trạng rã rời chân tay, đầu váng vất, bụng đau lâm râm.

Công dụng của sắn đối với sức khỏe

Trong 100 gram sắn luộc có chứa 112 calo, 98% trong số này là Carbohydrate (Carbs) và phần còn lại là một lượng nhỏ protein và chất béo. Ngoài ra, sắn luộc cũng cung cấp chất xơ, một ít vitamin C, khoáng chất, một lượng nhỏ sắt và niacin.

Lượng calo: 112

Carbs: 27 gram

Chất xơ: 1 gram

Thiamine: 20% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI)

Photpho: 5% RDI

Canxi: 2% RDI

Riboflavin: 2% RDI

an san bi say

Củ sắn khá giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao nhưng nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Tùy theo giống sắn, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau trồng và kỹ thuật phân tích mà tổng số vật chất khô và hàm lượng đạm, béo, khoáng, xơ, đường…

Hàm lượng tinh bột của củ sắn khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi.

Do có nhiều tinh bột, củ sắn còn được dùng để chế bột làm bánh, làm mạch nha và chế rượu, chất xơ ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Củ sắn còn có tác dụng cân bằng lượng nước trong máu.

Tại sao ăn sắn bị say?

Trong củ sắn có một số chất có thể gây ngộ độc như acid cyanhydric, sắn càng đắng càng nhiều acid cyanhydric- một chất độc có trong sắn nên khi ăn phải dễ ngộ độc. Chất này có thể gây tử vong nếu quá nhiều và nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Nếu ăn và thấy sắn có vị đắng thì không nên ăn. Trong vỏ và đầu củ sắn chứa nhiều chất độc nhất.

an san bi say

Thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong.

Cách xử lý khi ăn sắn bị say

Khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức.

an san bi ngo doc

Khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần chú ý: mua sắn tươi vừa mới dỡ về. Khi chế biến phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt. Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất. Nên ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa acid cyanhydric. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý kịp.

Những người nên hạn chế ăn sắn

Bà bầu: Chất acid cyanhydric – một chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Trẻ nhỏ: Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố.

Nếu như cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt, là càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Người hay bị rối loạn tiêu hóa:Ăn sắn cũng có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người có “bụng dạ” yếu cũng không nên ăn sắn.

Người hay bị ốm, sức đề kháng kém: Những người có sức đề kháng kém cũng rất dễ bị ngộ độc cyanhydri có trong sắn.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Bật mí công dụng tuyệt vời của quả la hán

    Bật mí công dụng tuyệt vời của quả la hán

    Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngân, Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết quả la hán (còn được gọi là la hán quả) từ lâu đã được coi là "quả trường thọ", nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao và tác dụng chống viêm.
  • Muốn gan khỏe mạnh đừng bỏ qua những loại đồ uống sau

    Muốn gan khỏe mạnh đừng bỏ qua những loại đồ uống sau

    Gan là cơ quan quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và hỗ trợ tiêu hóa.Tuy nhiên, gan thường xuyên phải làm việc quá tải do chế độ ăn uống kém lành mạnh và căng thẳng.Để cải thiện sức khỏe gan, mọi người hãy thường xuyên dùng các loại thức uống lành mạnh sau:
  • Người giảm cân không nên ăn nhiều 5 loại trái cây này

    Người giảm cân không nên ăn nhiều 5 loại trái cây này

    Chuyên gia Janie Bowring khuyến cáo không nên ăn nhiều chuối, nho hay dứa, những loại trái cây chứa nhiều đường khi cần giảm cân.
  • Công thức nước ép dứa đơn giản nhưng hỗ trợ giảm cân hiệu quả

    Công thức nước ép dứa đơn giản nhưng hỗ trợ giảm cân hiệu quả

    Dứa là một loại trái cây giàu bromelain, một enzyme có khả năng phân hủy protein và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.Vậy nên,cùng với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, nước ép dứa có thể giúp kiểm soát cơn đói, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
  • Công dụng tuyệt vời của lá tía tô với làn da chị em đã biết chưa ?

    Công dụng tuyệt vời của lá tía tô với làn da chị em đã biết chưa ?

    Lá tía tô vốn là một loại rau gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn của Việt Nam. Đây cũng là vị thuốc dân gian thường được dùng giải cảm, hỗ trợ trị bệnh.
  • Snack buổi chiều mà không béo? Có liền 7 món cứu đói xịn sò

    Snack buổi chiều mà không béo? Có liền 7 món cứu đói xịn sò

    Buổi chiều – khoảng thời gian dễ khiến bạn muốn “order gì đó” cho đỡ buồn miệng. Nhưng thay vì snack chiên, trà sữa hay bánh ngọt, bạn hoàn toàn có thể chọn những món ăn vặt vừa ngon, vừa giúp kiểm soát cân nặng và giữ năng lượng cho cả ngày dài. Dưới đây là 7 gợi ý ăn vặt lành mạnh, tiện lợi và không gây tăng cân.