Mách mẹ bầu cách ăn ốc giúp con sinh ra không bị chảy nước dãi

Theo một số quan niệm dân gian cho rằng bà bầu ăn ốc sinh con sẽ bị chảy nhiều dãi, chậm nói… tuy nhiên điều này có đúng hay không?. Bau.vn sẽ mách mẹ bầu cách ăn ốc giúp con sinh ra không bị chảy nước dãi

1. Nguồn dinh dưỡng từ ốc

Mẹ bầu nên ăn ốc hay không? Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, trong đó có món ốc. Tuy nhiên, nhiều chị em dừng hẳn việc ăn ốc khi mang thai vì nghĩ rằng món ăn có thể làm cho em bé sau này có nhiều dãi dớt.

Tuy nhiên, quan niệm này không hề dựa trên cơ sở khoa học nào, dẫn đến việc mẹ bầu tự loại bỏ một món ngon, bổ dưỡng trong thực đơn của mình.

Quan niệm xưa cho rằng bà bầu ăn ốc sinh con sẽ bị chảy dãi

Trong thành phần của ốc có chứa:

  • Magie

Trung bình trong 85g ốc sẽ có chứa khoảng 212mg magie cung cấp tới 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.

Công dụng của magie là hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp xương và răng chắc khỏe đồng thời điều hòa các dưỡng chất khác như canxi, kali, kẽm và vitamin D.

  • Selen

Khi ăn ốc, mẹ bầu đã bổ sung selen cho cơ thể giúp hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát.

  • Vitamin E

Với vai trò chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do, vitamin E đã trở thành loại vitamin vô cùng quan trọng đối với cơ thể.

Phụ nữ mang thai bổ sung vitamin E còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Phốt pho

Có 231mg phốt pho trong khẩu phần 85g ốc tương đương 33% lượng phốt pho được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Công dụng của phốt pho là hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng.

Nên cân bằng lượng phốt pho và canxi để tránh mắc bệnh loãng xương bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu canxi.

Với những dưỡng chất kể trên, ốc là món ăn mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong thời kỳ mang thai.

2. Bà bầu ăn ốc có tốt không?

Ốc là một nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung chất đạm, canxi, sắt… rất cần thiết cho bà bầu. Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam thì cứ 100g ốc bươu cung cấp khoảng 84 kcal, 11,2g chất đạm, 1320 mg canxi.

Bà bầu ăn ốc đặc biệt cung cấp hàm lượng canxi cần thiết nhất. Ngoài ra, nước chấm ốc có vị chua, cay, ngọt rất dễ ăn, không gây ngán nên các mẹ bầu thường rất thích. Đặc biệt, có nhiều bà bầu bị nghén ăn ốc.

Bà bầu ăn ốc được không?

3. Mẹ bầu nên ăn ốc vào thời điểm nào?

Để đảm bảo an toàn, sau 3 tháng đầu thai kỳ, lúc này mẹ bầu mới được phép ăn ốc. Bởi lẽ 3 tháng đầu tiên, phụ nữ mang thai trong giai đoạn ốm nghén rất dễ nhạy cảm với mùi tanh của ốc, có thể khiến tình trạng nôn ói, đầy bụng càng nặng hơn.

Mẹ bầu có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng các nhóm thực phẩm khác như các loại hạt, thịt nạc, trứng, súp lơ xanh….

4. Cách ăn ốc an toàn cho mẹ bầu

Nếu mua ốc về để tự chế biến cho an toàn thì mẹ bầu nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không ngâm ốc quá lâu

Nhiều người có quan niệm rằng muốn ốc nhả hết chất bẩn bên trong nên ngâm ốc vài ngày mới ăn. Thế nhưng việc ngâm lâu sẽ khiến ốc chết và gầy đi, làm món ăn có mùi, mất sự ngon miệng.

Muốn ốc nhả hết chất bẩn, khi ngâm mẹ bầu nên ngâm bằng nước vo gạo, nước giấm hoặc thêm ớt vào nước ngâm.

  • Rửa sạch, luộc kỹ

Ốc là một món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm này, cần rửa thật sạch và luộc kỹ. Vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại sán sống ký sinh bên trong nó nên các bà bầu cần ăn ốc khi đã nấu chín kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rửa ốc sạch và luộc kĩ

  • Ăn ốc một lượng vừa đủ

Mẹ bầu chỉ nên ăn ốc một lượng vừa đủ từ 1 – 2 bữa một tuần, vì ăn nhiều có thể dẫn tới đầy bụng.

Lưu ý, những mẹ bầu bị đau dạ dày bị đau, rối loạn tiêu hoá kéo dài, có vết loét trên da thịt chưa lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.

Việc sử dụng những món ăn từ ốc không chỉ giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường quá trình tuần hoàn máu mà còn cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho các thai phụ. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên đưa ốc vào thực đơn để cải thiện bữa ăn, tăng thêm chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.