Mách mẹ cách trị hăm tã tự nhiên, an toàn cho bé

Trẻ sơ sinh bị hăm tã là hiện tượng rất dễ gặp, lúc này làn da của em bé vẫn rất mỏng manh và nhạy cảm nên chưa thể sử dụng được những loại thuốc bôi. Vì thế những phương pháp trị hăm cho bé bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn luôn được các bố mẹ ưa chuộng.

1. Cách trị hăm tã bằng dầu dừa

Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Mách mẹ cách trị hăm

Dầu dừa trị hăm tã

2. Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

Mách mẹ cách trị hăm

Trị hăm tã hiệu quả cho trẻ bằng sữa mẹ

3. Trị hăm tã bằng giấm

Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH. Để trị hăm tã bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

Mách mẹ cách trị hăm

Giấm

4. Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

Mách mẹ cách trị hăm

Trị hăm tã cho bé bằng bột yến mạch

5. Trị hăm tã bằng lô hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé. ‘

Lô hội

6. Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà

Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.

Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà

7. Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá khế

Chính bởi công dụng tiêu viêm, giảm đau và sát khuẩn mà lá khế được các cụ ta sử dụng rất nhiều để trị hăm tã cho trẻ nhỏ, đồng thời còn dùng để trị ngứa ngáy mụn nhọt và hăm ở người lớn. Đối với người lớn bị hăm thì chỉ cần dùng lá khế đem rửa sạch lá khế rồi xát lên vùng bị ngứa là khỏi, nhưng ở trẻ nhỏ thì làn da còn mỏng manh nên các mẹ cần phải nấu nước lá khế nóng lên rồi mới được sử dụng.

Trị hăm cho bé bằng lá khế

Hăm tã không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên nó có thể khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Hãy chữa trị ngay cho bé khi có dấu hiệu, tránh để hăm tã nặng gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng