Vàng da do bú sữa mẹ? Nguyên nhân và giải pháp

Vàng da tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó, vàng da do sữa mẹ là một loại vàng da liên quan đến việc bú mẹ, thường xảy ra sau khi trẻ chào đời 1 tuần. Vậy Sữa mẹ gây vàng da là do đâu? và giải pháp nào dành cho bé?

Sữa mẹ gây vàng da là do đâu?

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là do nồng độ bilirubin cao. Bilirubin là một sắc tố màu vàng biến đổi ở da và màu trắng của mắt. Bình thường sắc tố này sẽ được đào thải ra ngoài khi trẻ đi tiêu (tiểu). Thế nhưng với các mẹ không đủ sữa cho con bú, tần suất đi vệ sinh của con giảm, đồng nghĩa với việc nó không thể đào thải ra ngoài mà hấp thu ngược trở lại vào máu.

Bú sữa mẹ gây vàng da có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Con không bú đủ: Cũng như chúng tôi có nói ở trên, sữa mẹ không đủ thì hàm lượng bilirubin tăng cao gây vàng da cho trẻ.
  • Trẻ bị vàng da có thể là do mẹ cho bé bú không đúng cách.
  • Mẹ phải điều trị trong bệnh viện, hạn chế cho con bú.

Trẻ vàng da do bú sữa mẹ

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chứng vàng da ở trẻ sơ sinh được bú tốt có thể do một số chất trong sữa mẹ gây ra. Những chất này ngăn chặn một số protein có vai trò phá vỡ bilirubin trong gan trẻ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị vàng da do sữa mẹ nếu có tiền sử gia đình gặp phải triệu chứng tương tự.

Dù có gặp phải trường hợp gì, trừ khi có khuyến cáo của bác sỹ, mẹ mắc bệnh lây nhiễm không thể cho bú thì mới không cho con bú. Hạn chế các trường hợp ngừng cho bé bú mẹ chuyển qua bú bình để việc đào thải bilirubin diễn ra nhanh chóng.

Giải pháp khi trẻ bị vàng da do sữa mẹ

Khi trẻ bú sữa mẹ gây vàng da, các mẹ nên điều trị cho bé bằng cách:

  • Cho bé tắm nắng buổi sáng là một cách rất tốt để vừa giúp bé hấp thụ vitamin D cho xương chắc khỏe, vừa giúp trẻ hết vàng da. Nới lỏng quần áo, đặt bé ở nơi nhiều ánh sáng trong phòng, vùng kín và mắt của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên tránh ánh sáng trực tiếp vào 2 vùng đó. Nên cho trẻ tắm nắng 30 phút từ 6 – 7h sáng là tốt nhất để bảo vệ bé bởi tia cực tím.
  • Để phá vỡ sắc tố trong cơ thể, bác sỹ có thể cho bé sử dụng đèn chiếu tại bệnh viện hoặc tại nhà.
  • Trẻ bị vàng da cũng là do bú không đủ cữ. Vì thế, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa hay sản phẩm viên uống lợi sữa để có lượng sữa dồi dào cho con.
  • Bên cạnh đó, giải pháp chia nhiều bữa ăn nhỏ cho bé, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 giờ. Điều này giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ ngăn ngừa tình trạng thiếu nước và đẩy lùi được bilirubin khỏi cơ thể.

Trẻ bú sữa mẹ bị vàng da có thể điều trị bằng cách tắm nắng

Đối với các mẹ chuẩn bị sinh hay vừa sinh xong cần lưu ý:

  • Sau khi sinh mẹ nên cho bé bú sớm, thường xuyên và đúng cách. Sữa non lại có tác dụng nhuận tràng với bé nên khiến bé đi tiểu thường xuyên và làm giảm hàm lượng bilirubin trong cơ thể.
  • Không nên cho bé uống thêm nước lọc bởi vì bilirubin được đào thải chủ yếu qua phân (98%).
  • Đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ. Giảm bớt lượng cà rốt, cam, quýt sẽ tránh được nguy cơ bị vàng da tăng lên.

Bác chuyên gia khuyến cáo khi trẻ bị vàng da nên được điều trị kịp thời vì nguy hiểm có thể gây bại não hoặc tử vong. Vì thế, các bà bầu nên khám thai định kỳ để phát hiện vàng da bệnh lý hay cách phòng tránh vàng da kịp thời.

Lượng sữa mẹ dồi dào và đủ cho con bú mới giúp đào thải tốt sắc tố bilirubin khỏi cơ thể, không gây vàng da cho trẻ. Khi đó chẳng ai có thể đổ lỗi cho bạn việc bú sữa mẹ gây vàng da cho con. Vì thế, nguồn sữa mẹ dồi dào là hết sức quan trọng và cần thiết để trẻ không bị vàng da.

Nguồn : bau.vn