Mách mẹ sau sinh cách chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn mau lành

Sau sinh thường, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều nhiều mẹ quan tâm. Vậy chăm sóc làm sao để không bị nhiễm trùng và vết thương mau lành. Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

Đa số các chị em sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Trong quá trình phục hồi sẽ gây cho mẹ nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Bởi vì vết khâu tầng sinh môn có thể khiến các mẹ bị đau.

Chưa kể bàng quang và âm đạo sưng tấy càng làm tăng thêm cảm giác khó chịu. Vì vậy, các mẹ cần chăm sóc vết khâu sau sinh cẩn thận để nhanh chóng hồi phục, liền sẹo và có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Thông thường, vết rạch tầng sinh môn sau sinh sẽ hồi phục sau 7 đến 10 ngày.

tang sinh mon

Nhưng lại mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn cho đến khi hết đau, khoảng từ 2 tháng đến 1 năm sau sinh. Phụ thuộc vào mức độ sâu của vết rạch tầng sinh môn.

Cách chăm sóc vết khâu sau sinh ở tầng sinh môn

– Dùng nước ấm khi tắm và đi tiểu

Sau sinh, các mẹ nên sử dụng nước ấm khi tắm và đi tiểu. Vì nước ấm có tác dụng làm dịu và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương. Các mẹ nên lau khô âm đạo sau khi đi vệ sinh bằng khăn giấy từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.

– Chườm lạnh chỗ vết thương

Các mẹ cũng có thể chườm lạnh bằng  cục nước đá, bọc trong khăn hoặc vải. Điều này sẽ giúp mẹ giảm sưng và đau ở vùng ngực xung quanh vết khâu. Các chị em có thể chườm vài lần trong ngày.

– Thay băng thường xuyên

Các mẹ cần nhớ nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời kỳ hậu sản. Nên thay miếng lót trong khoảng từ 2 đến 4 tiếng để vết khâu tránh bị nhiễm trùng và nhanh lành.

tang sinh mon

Một lời khuyên dành cho các mẹ là nên dùng các loại băng không có mùi thơm để cân bằng độ pH. Ngoài ra, quần lót cũng giữ vai trò quan trọng giúp vùng kín luôn khô ráo. Nên chọn chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.

– Tăng cường tiêu thụ chất xơ hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng

Sau sinh các mẹ thường gặp phải tình trạng táo bón, khó đi đại tiện. Điều này có thể khiến vết thương bị ảnh hưởng như đau, chảy máu…

Để ngăn tình trạng này các mẹ nên tiêu thụ nhiều thực phẩm có chất xơ, rau củ quả và uống đủ nước. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng.

– Bài tập Kegel

Bài tập Kegel có thể giúp cải thiện lưu thông máu, củng cố vùng xương chậu. Các mẹ có tham khảo tập nhưng nên chọn các bài tập nhẹ nhàng.

– Nghỉ ngơi đầy đủ

Sau sinh các mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, vì vậy các mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân bạn bè để nhanh hồi phục sức khoẻ.

Các mẹ hãy tham khảo ngay những cách trên để vết thương mau bình phục và sức khoẻ nhanh phục hồi nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.