Vào giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ, mẹ bầu dễ gặp một tình trạng chung phổ biến – bị đau đầu. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và xử lí như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị đau đầu
Khi mang thai, người phụ nữ có nhiều thay đổi trong cơ thể. Các thay đổi này đều có nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi hormone. Theo thống kê có đến 80% các mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt một hoặc ba. Khi đó hai bên thái dương sẽ đau nhức, căng, kèm theo buồn nôn.
Trong giai đoạn đầu, mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén gây bỏ bữa và thiếu dinh dưỡng. Đó là một nguyên nhân gây đau đầu. Việc uống ít nước, ăn không đúng giấc, bỏ bữa khiến các mẹ bị mệt mỏi, đau đầu khi mang thai.
Càng đến các giai đoạn sau, thai nhi ngày càng phát triển. Trọng lượng của em bé tăng nhanh khiến quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Đồng thời hệ thần kinh cũng vì thế mẹ bị tác động. Từ đó não bộ sẽ ảnh hưởng, gây hiện tượng đau đầu. Ngoài ra môi trường sống và tinh thần stress, mệt mỏi, lo lắng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Một số nguyên nhân khác
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: thức khuya, ngủ không đủ
- Không hoạt động thể chất
- Nhạy cảm với ánh sáng, ngồi quá nhiều, thị lực thay đổi
- Ăn nhiều các thực phẩm gây đau đầu như: cà chua, đồ chua lên men, phô mai, socola, sữa,…
Mẹ bầu bị đau đầu ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi như thế nào?
Nhiều mẹ bầu bị những cơn đau đầu đứt quãng, nhưng cũng có mẹ bầu bị đau đầu dai dẳng. Tùy thuộc mỗi biểu hiện khác nhau sẽ có những tác hại đến cơ thể khác nhau.
Nếu tình trạng đau đầu xuất hiện ở tuần 24,25,26 thì mẹ không nên lơ là. Đây có thể là biểu hiện của tiền sản giật. Mẹ đau đầu kèm theo các thay đổi như thị lực giảm, nước tiểu có sự thay đổi, gan và thận gặp vấn đề thì nên đến bác sĩ để kiểm tra trực tiếp.
Đau đầu kéo dài ở mẹ bầu có thể là nguyên nhân hoặc sẽ dẫn đến việc tăng huyết áp. Nó sẽ gây ra các biến chứng ở bà bầu như đột quỵ, nhau bong non, lượng oxy đến thai nhi thấp hoặc chuyển dạ trước 37 tuần.
Các phương pháp khắc phục
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Đây là một trong những lưu ý hàng đầu đối với mẹ bầu. Khi lượng đường trong máu thấp, cơ thể sẽ đói dẫn đến đau đầu. Mẹ nên để sẵn các món đồ ăn vặt tốt cho bà bầu để không để cơ thể cảm thấy đói. Ngoài ra mẹ bầu nên uống đủ nước, theo khuyến cáo là 1,5-2 lít nước một ngày. Hãy tránh xa caffeine có trong cà phê ngay lập tức, đồng thời dừng việc uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích. Các thực phẩm chế biến đóng hộp cũng gây đau đầu sau ăn nên mẹ bầu cần lưu ý.
Ngoài ăn uống các mẹ cũng cần chú ý lịch sinh hoạt khoa học. Nên đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức khuya và ngủ thiếu giấc cũng như giấc ngủ không chất lượng.
Tập luyện và vận động thường xuyên
Càng về giai đoạn sau cơ thể mẹ càng nặng nề nhưng không có nghĩa là mẹ chỉ việc ngồi một chỗ. Đi lại và thể dục nhẹ nhàng sẽ tốt cho cơ thể hơn rất nhiều. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập như yoga, đi bộ, đạp xe trong nhà. Các bài tập này sẽ cải thiện sức khỏe, giảm lo âu và căng thẳng trong quá trình mang thai.
Bên cạnh đó, việc hít thở cũng được khuyến cáo là nên áp dụng khi mẹ bầu bị đau đầu. Mẹ nên lựa chọn không gian trong lành, thoáng mát và tập các bài hít thở, thậm chí là ngồi thiền. Chú ý không nên sinh hoạt trong môi trường với ánh sáng chói, âm thanh lớn sẽ tác động đến não bộ và hệ thần kinh của bạn. Một không gian yên tĩnh, trong lành sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng này.
Một số mẹo cho mẹ bầu bị đau đầu
- Massage nhẹ nhàng vùng cổ, thái dương, vai gáy.
- Khi bị đau đầu hãy chườm nóng, lạnh tại vùng trán để giãn nở các mạch máu, giảm cơn đau.
- Sử dụng tinh dầu hoa oải hương hoặc cây khuynh diệp sẽ giúp các mẹ thoải mái, dễ chịu, ổn định tâm trạng hơn rất nhiều.
- Ngoài ra mọi người có thể tham khảo phương pháp xông hơi. Xông bằng tinh dầu sả chanh sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng này.
Nhìn chung đau đầu sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Việc đầu tiên cần làm đó là bình tĩnh, không lo lắng và điều trị cẩn thận. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp mẹ xử trí được tình trạng này.
Nguồn : bau.vn