Mẹ bầu đừng sợ nóng mà bỏ qua món trà gừng nhé!

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh duỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Đó là lý do vì sao chúng ta cần hiểu hơn về tác dụng của trà gừng, cũng như cách để sử dụng để thu được hiệu quả và an toàn nhất.

Những tác dụng có lợi của trà gừng với sức khỏe mẹ bầu

Gừng được xem là loại thảo dược vàng vì khả năng chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì việc uống trà gừng sẽ đem đến cho mẹ bầu những lợi ích sau:

1. Giúp giảm ốm nghén

Thực tế, gừng có vị ấm, tính nóng nên giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu được ổn định hơn sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, gừng còn là liệu pháp tự nhiên để giải quyết các vấn đề ở đường hô hấp. Gừng đem lại tác dụng làm dịu cổ họng và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nôn mửa.

Chính vì vậy mà nhiều bác sĩ đã khuyên dùng trà gừng cho các bà bầu bị ốm nghén. Bạn có thể uống trà vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy để giúp kiểm soát tốt cơn ốm nghén. Mẹ bầu không nên uống trà vào buổi tối, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trà gừng giúp giảm ốm nghén

2. Trợ tiêu hóa tốt

Tương tự như trên, hầu hết các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng gừng khi mang thai nhờ vào những tác động tích cực của nó trên hệ tiêu hóa.

Chất shogoal trong gừng giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu dưỡng chất. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ loại bỏ một số vấn đề tiêu hóa như khó tiêu.

3. Làm dịu cổ họng

Đó là lý do vì sao dân gian hay sử dụng trà gừng để làm giảm đau họng và giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng cổ họng. Tất cả là nhờ vào đặc tính chống viêm mà gừng sở hữu.

4. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề như cảm cúm, hắt hơi hay sổ mũi. Tất cả những triệu chứng khó chịu trên sẽ không còn nữa nhờ vào tác dụng của trà gừng.

Bởi lẽ, gừng chứa những chất chống oxy hóa giúp có thể mẹ bầu tăng cường sản xuất các kháng thể. Do vậy, nhiều mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn sau khi dùng một tách trà gừng. Hơn thế nữa, việc tiêu thụ trà gừng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ tim đập nhanh và đột quỵ.

5. Giảm cảm giác lo âu, căng thẳng

Khi mang thai, bạn khó có thể tránh khỏi cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Thật may rằng tác dụng của trà gừng sẽ vực dậy tinh thần của bạn hơn đấy!

Không chỉ chứa những dưỡng chất kích thích hệ thần kinh thư giãn mà hương thơm trong trà còn là liệu pháp tốt để giúp mẹ bầu trút bỏ mọi buồn phiền và thấy phấn chấn hơn.

Trà gừng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi

6. Kiểm soát đường huyết

Khi sử dụng trà gừng đúng chừng mực, các khoáng chất có lợi trong gừng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định nhất.

7. Điều hòa cholesterol máu

Trà gừng còn đem đến một tác dụng vô cùng hữu ích với sức khỏe là giúp điều hòa cholesterol máu. Cụ thể gừng giúp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo và ngăn gan tổng hợp cholesterol xấu (LDL). Tác dụng này sẽ được tăng cường khi có sự kết hợp cùng mật ong đấy!

8. Giúp thư giãn cơ

Bản chất làm dịu của gừng cũng giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi bị mỏi cơ. Vì vậy việc uống một tách trà gừng trong thai kỳ có thể giúp xương, khớp và cơ thể thư giãn, phục hồi sau những cơn mệt mỏi cực độ.

9. Ngăn ngừa ung thư

Gừng được biết là một loại thuốc chống viêm mạnh có thể ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư. Do vậy, nó có khả năng chống lại sự phát triển của ung thư buồng trứng và ung thư vú.

10. Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng

Gừng rất giàu vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể của bạn. Nhờ vậy mà nó tạo ra sự cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện đáng kể sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Lượng khuyến cáo và tác dụng phụ của trà gừng

  • Uống trà gừng khi mang thai cần uống với số lượng hợp lý sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai. Sản phụ có thể dùng đến 1 gram (1.000 mg) gừng mỗi ngày vẫn an toàn. Điều này tương đương với 4 tách (950ml) trà gừng đóng gói, hoặc trà gừng tự làm từ 1 muỗng cà phê (5 gram) củ gừng nghiền ngâm trong nước.
  • Tuy nhiên, trà gừng không nên uống khi gần tới ngày có dấu hiệu chuyển dạ. Vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề đông máu cũng nên tránh các sản phẩm từ gừng.
  • Nếu thường xuyên uống một lượng lớn trà gừng có thể dẫn đến tác dụng phụ khó chịu như: Ợ nóng, đầy bụng và ợ hơi… Nếu bạn gặp những triệu chứng này trong khi uống trà gừng, bạn nên cắt giảm lượng uống.

Những ngày chuyển dạ, mẹ bầu không nên uống trà gừng

Cách pha trà gừng

  • Bạn có thể sử dụng gừng khô hoặc tươi để pha trà gừng tại nhà.
  • Sau khi ngâm 1 muỗng cà phê (5 gram) rễ gừng sống thái lát hoặc xay trong nước nóng, hãy nhấp một ngụm trà để xác định xem hương vị gừng có phù hợp với sở thích của bạn không. Đơn giản chỉ cần thêm nước để pha loãng trà nếu bạn thấy mùi gừng quá mạnh.
  • Ngoài ra, bạn có thể đổ nước nóng lên một túi trà gừng khô và để yên trong vài phút trước khi uống. Hãy nhấm nháp trà gừng từ từ để bạn không uống quá nhanh và cảm thấy buồn nôn hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.