Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ăn chuối được không?

Bạn đang mang thai và bị tiểu đường. Bạn hay ăn chuối để dễ tiêu hóa, tránh táo bón, song lại thắc mắc bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ một loại hormone gọi là insulin. Tiểu đường gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dĩ nhiên là bà bầu nên tránh các loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Chuối ngọt như vậy liệu có khiến đường máu tăng nhanh?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

tiểu đường thai kỳ

Bà bầu nên cẩn thận với tiểu đường thai kỳ

Insulin là một hormone cho phép tế bào hấp thụ và sử dụng glucose (một loại đường) để chuyển hóa thành năng lượng. Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trở nên kháng với insulin nhiều hơn để giúp cung cấp glucose cho thai nhi.

Đối với một số bà bầu, tiến trình này gặp trục trặc và nó khiến mẹ ngừng phản ứng với insulin, hoặc không sản xuất đủ insulin để cung cấp lượng glucose mà mẹ bầu cần. Lúc này, mẹ sẽ bị dư thừa đường trong máu, đây chính là tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối?

Chuối chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho mẹ bầu như vitamin C, vitamin A, vitamin B6, kali, sắt,…, tuy nhiên chuối lại là thực phẩm chứa lượng đường cao, nhất là chuối chín.

tiểu đường thai kỳ

Chuối chín chứa hàm lượng đường cao

Chuối càng chín, chỉ số đường huyết có trong chuối sẽ càng cao do tất cả các tinh bột đều đã chuyển hoá thành đường đơn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên ăn chuối xanh vì chứa nhiều carbohydrate, gây khó tiêu. Cách tốt nhất, mẹ nên:

  • Xem xét về kích thước quả chuối: Ăn một quả chuối nhỏ để giảm lượng đường trong máu trong một lần ăn.
  • Chọn một quả chuối chắc, gần chín: Chọn một quả chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn một chút.
  • Ăn chuối với các thực phẩm khác: Thưởng thức chuối với các thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại hạt hoặc sữa chua, để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.
  • Chỉ ăn khoảng 1 – 2 quả chuối 1 tuần.

Sau khi ăn một quả chuối thì bạn có thể dùng máy đo đường huyết để xem đường huyết có tăng không. Cách thức như sau: 2 giờ sau khi ăn chuối, bạn kiểm tra máy nếu thấy so với trước khi ăn, chỉ số đường huyết không tăng quá 40mg/dl và tại thời điểm đo không vượt quá 180 mg/dl là được.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ăn uống hợp lý có thể giúp mẹ kiểm soát tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là thực đơn được các chuyên gia khuyến cáo dành cho mẹ bầu không tiêm insulin. Nhìn chung bạn nên:

  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh
  • Ăn vừa phải thịt nạc và chất béo tốt
  • Ăn vừa phải ngũ cốc nguyên cám (bánh mì, ngũ cốc, pasta, gạo)
  • Ăn vừa phải các loại củ nhiều tinh bột như ngô, đậu, khoai, bí đỏ…
  • Ăn ít thực phẩm có chứa đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, bánh ngọt…

Bạn nên ăn 3 bữa nhỏ và các bữa phụ, không nên bỏ bữa, không để bụng đói. Mỗi ngày nên ăn uống với lượng như nhau (chất béo tốt, protein, chất xơ) để duy trì đường máu ổn định.

tiểu đường thai kỳ

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

tiểu đường thai kỳ

Cá hồi rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Các thực phẩm này sẽ giải phóng đường vào máu một cách từ từ, giúp đường huyết ổn định. Bà bầu nên thay đổi cho hợp khẩu vị:

Thực phẩm cung cấp protein:

  • Cá, đặc biệt là các loại cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, các trích, cá cơm, cá mòi
  • Thịt gà (kể cả da)
  • Trứng chiên, băm thêm rau vào cho ngon
  • Đậu phụ
  • Các loại đậu, các loại hạt, hạt quinoa

Thực phẩm cung cấp chất béo không bão hòa:

  • Dầu ô liu, dầu đậu phộng
  • Quả bơ, hạt chia
  • Cá hồi, cá mòi, cá ngừ

Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung thêm trái cây tươi, khoai lang, sữa chua Hy Lạp không đường, ăn nhiều rau xanh, rau luộc hoặc hấp có thể ăn kèm với phô mai.

Các thực phẩm nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh ngọt

Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhiều đường như:

  • Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào
  • Bánh ngọt, bánh nướng, kẹo, kem
  • Đồ uống có cồn
  • Nước uống có đường như soda, nước ép trái cây đóng hộp…
  • Thực phẩm rất nhiều tinh bột như gạo trắng, khoai tây trắng, bánh mì trắng…
  • Các loại ngũ cốc có đường
  • Các loại nước sốt và ketchup

Ngoài chế độ ăn uống thì bà bầu cũng nên duy trì vận động, chẳng hạn đi bộ hoặc đi bơi rất thích hợp để kiểm soát đường huyết. Thời gian đầu, bạn có thể gặp khó khăn khi phải phân chia bữa ăn của mình, nhưng một thời gian bạn sẽ thích nghi dần và biết món nào là tốt cho mẹ và bé.

Hy vọng những giải đáp trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.