Mẹ đã tập bú bình thành công cho bé như thế nào?

Tập cho con bú bình là hành trình không hề dễ dàng đối với nhiều mẹ. Có rất nhiều yếu tố và những điều lưu ý mà mẹ phải tìm hiểu và tham khảo. Hôm nay, Bầu xin chia sẻ kinh nghiệm và quá trình tập cho con bú bình thành công của một bà mẹ bỉm sữa hiện đại thế hệ gen Z.

I. Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi tập bú bình cho bé?

Công cuộc tập bú bình cho con chắc hẳn sẽ tiêu tốn của mẹ rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế nếu mẹ sắp đi làm trở lại thì hãy lên tinh thần thật kỹ và chuẩn bị sẵn sàng những hành trang cần thiết nhất nhé!

Sau đây là những chia sẻ của chị Linh An (28 tuổi – Nhân viên văn phòng – Hà Đông), mẹ bé Kem hiện đang được 8 tháng tuổi về hành trình tập cho con bú bình.

Trước khi tập bú bình cho bé, mình đã tìm hiểu và thấy có vẻ như việc này sẽ không dễ dàng chút nào. Vì không biết phải mất bao lâu để con có thể làm quen với một việc hoàn toàn mới là bú bình và dứt hơi mẹ, nên mình đã xác định tinh thần và quyết tâm dành hẳn thời gian 3 tuần trước khi đi làm trở lại để sẵn sàng đồng hành cùng con.” 

tap bu binh

1. Chọn mua Bình sữa và núm ti phù hợp  

Bình sữa và núm ti chính là những lựa chọn vô cùng quan trọng trong quá trình luyện tập cho bé bú bình. Nói cách khác, đây chính là yếu tố “tiên quyết” giúp cho việc bú bình của bé trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn.

Sau khi tìm hiểu một số các nhãn hàng có trên thị trường và tham khảo một số các mẹ khác, mình quyết định chọn bình sữa cảm biến nhiệt của NUK – Thương hiệu số 1 về bình sữa và núm ti tại Đức. Sở dĩ mình chọn bình sữa này vì mình khá lo lắng về vấn đề pha sữa cho con, nhiều lúc không biết lúc nào sữa quá nóng hay quá nguội, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Mà sau nay khi mình đi làm, ở nhà ông bà pha sữa cho con với bình sữa này cũng yên tâm hơn.

Bình có chất liệu nhựa PP rất nhẹ, và đặc biệt là có chức năng cảnh báo nhiệt độ sữa khi quá nóng hoặc quá lạnh và mức nhiệt an toàn của sữa khi cho con bú ở 37 độ C. Ngoài ra mình thấy loại bình này núm ti đi kèm có thiết kế giống với ti mẹ, chất liệu mềm nhẹ, có tính năng chống sặc tốt. Đây là loại núm dẹt, nghe nói sẽ tốt cho sự phát triển của răng bé sau này” – Chị Linh An chia sẻ.

tap bu binh

<ƯU ĐÃI GIÁ TỐT BÌNH SỮA CẢM BIẾN NHIỆT NUK>

2. Cho bé làm quen và “chơi” cùng bình sữa

Một trong những mẹo nhỏ mình biết được trong quá trình tìm hiểu thông tin tập bú bình cho con chính là hãy cho bé “làm quen” và chơi với bình sữa trước. Vì thế sau khi chọn được bình sữa và tiệt trùng theo đúng quy trình, mình giới thiệu luôn người bạn mới này cho con. Ban đầu bé thấy khá lạ lẫm, tuy nhiên chỉ một lúc là con bắt đầu quen và có vẻ rất thích thú, coi đó như đồ chơi mới vậy!

3. Hạn chế cho bé tiếp xúc với “ti mẹ”

Nếu nói hành trình tập bú bình cho con là một cuộc cách mạng thì chắc hẳn mẹ không thể “ra trận” đơn độc một mình. Sẽ cần sự giúp đỡ và đồng hành rất nhiều từ người thân xung quanh. Vì thế hãy tích cực nhờ đến sự trợ giúp của mọi người trong gia đình trong quá trình chăm bé như: Chơi cùng bé, cho bé ăn (bú) sữa, trông bé cho mẹ hút sữa…

Bé nhà mình bú sữa mẹ hoàn toàn từ khi mới sinh, vì thế rất bám mẹ và thường xuyên tìm ti mẹ khi đói. Tuy nhiên khi chuẩn bị cho bé tập bú bình, mình hạn chế luôn việc này. Ngoài ra cũng nhờ trợ giúp từ bố hay bà chăm và bế bé nhiều hơn”.

4. Xác định tinh thần “Cho con ĐƯỢC nhịn ăn”

Có đến hơn 90% các mẹ khi chăm con đều có tâm lý sợ con bị đói, hôm nay bé bú sữa ít hơn bình thường, không biết bé bú lượng sữa như vậy có đủ không…? Tuy nhiên có một sự thật là các bé có thể nhịn ăn liên tục từ 12-18 giờ, một vài bạn cá biệt có thể nhịn hơn 24 giờ đến 48 giờ. Các mẹ nên kiên nhẫn và hiểu rõ rằng mình không bỏ đói con, mà là bé từ chối và không chịu ăn.

Mỗi bé sơ sinh có thể trạng khác nhau, sức bú khác nhau, nhu cầu sữa khác nhau. Nếu như bé phản kháng với việc bú sữa mới mẻ từ bình sữa thì mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần: Cho con “được” nhịn đói!

II. Bắt đầu tập cho bé bú bình 

1. Ngày đầu tiên – Chia cữ bú trong ngày: 3 giờ/ lần cả ngày và đêm

Nguyên tắc quan trọng và cần lưu ý đầu tiên đối với những bé tập ti bình chính là: Cho con ti lúc đói. Nếu bé từ chối, hãy chờ đến cữ bú sau. Có thể bé sẽ khóc, quấy…tuy nhiên mẹ vẫn sẽ phải áp dụng quy tắc quan trọng nhất là cho bé ti đúng cữ bú, để bé được đói đến khi chấp nhận ăn sữa bằng bình.

“Mình chia cữ bú cho con 3 giờ/ lần và bắt đầu cho con bú bình vào cữ sáng sớm (thời điểm con ngủ dậy và đói).

Đúng như dự đoán, con đẩy bình sữa ra và không bú.

Lần đầu bé đẩy ra, 5 phút sau mình cho bé bú lần hai, tiếp tục đẩy ra. 10 phút sau, bé đẩy ra lần thứ 3. Và mình quyết định cho con “nhịn” đến cữ bú tiếp theo.

Quy trình này lặp đi lặp lại liên tiếp ở 3 cữ bú và tổng cộng là 14 giờ con “chống đối” không ti bình.

Trong thời gian này, mình có cho bé uống nước và thỉnh thoảng nhỏ vài giọt sữa vào miệng con.

tap bu binh

2. Ngày đầu tiên tập cho bé bú bình – Kiên trì thực hiện, không được nản lòng

Vì đã xác định cho con nhịn đói nên mình quyết tâm “gan lì” với bé. Bước sang cữ bú thứ 4, con bắt đầu mút núm ti và biết là sữa. Nhưng cũng chỉ mút được một vài cái rồi nhả ra. Cứ như thế sau vài phút thì cũng ti được khoảng 30ml sữa rồi ngừng hẳn.

Vậy là sau khi “nhịn đói” nhiều cữ bú, bé đã bắt đầu ăn được 10-30ml sữa. Dù lượng sữa này vẫn còn rất ít so với sức ăn hàng ngày của bé, Tuy nhiên mình thấy đây là tín hiệu tốt vì con đã chịu hợp tác”.

Ngoài việc phải sẵn sàng cho con được nhịn đói, mẹ cùng đừng quá quan trọng lượng sữa bé bú được ít hay nhiều, hay lo bé bú không đủ, sợ bé đói… Bởi điều quan trọng hơn là bé đã chịu hợp tác. Mẹ có thể yên tâm, lượng sữa này sẽ tăng dần cho đến khi con quen với việc bú sữa bằng bình và ăn đủ theo nhu cầu.

3. Ngày đầu tiên tập cho bé bú bình – Không cho bé ti (mẹ) ban đêm

Nhiều bé vẫn có thói quen ăn (bú) sữa ban đêm khiến cho mẹ khá mệt mỏi. Tuy nhiên khi mẹ đã quyết tâm tập bú bình cho con thì việc ti mẹ ban đêm lại trở thành trở ngại mà mẹ phải cân nhắc. Mẹ cần kiên định và đừng xót con hay sợ con đói, hãy để cho con ti mẹ đêm rồi hôm sau lại tập ti bình. Làm như vậy chỉ khiến thời gian luyện tập bị kéo dài và khó đạt được kết quả mong muốn. Mẹ cần quyết tâm 1 lần trong thời gian ngắn còn hơn kéo dài.

Vì được khuyến cáo là nếu cho bé ti đêm thì ban ngày bé sẽ không chịu ti bình để chờ đến đêm bú mẹ, khiến cho việc tập bú bình trở nên khó khăn hơn nên mình cũng phải quyết tâm không cho bé ti mẹ ban đêm mà vẫn tập bú bình cho con theo đúng cữ ăn (3 giờ/ lần). Lúc nào bé rúc tìm ti mẹ là mình lại đưa bình sữa vào cho mút”.

4. Những ngày tiếp theo – Quy trình lặp lại: cữ bú 3 giờ/ lần

Sau khi trải qua một ngày đầu tiên đầy khó khăn, chắc hẳn mẹ sẽ thấy mệt mỏi và căng thẳng. Tuy nhiên “cuộc chiến” có thể còn rất nhiều những ngày dài phía trước. Dù có mệt đến đâu thì mẹ cũng đừng quên nguyên tắc và quy trình các bước tập cho con bú bình như sau nhé:

  • Khi bé đòi ăn, cho bé bú lần 1.
  • Nếu bé không bú, đợi 5 phút cho bé bú lần 2.
  • Nếu bé tiếp tục không bú, đợi 10 phút cho bú lần 3.
  • Nếu bé tiếp tục phản kháng, bỏ qua và chờ cữ bú tiếp theo.
  • Lặp lại các bước như trên ở mỗi cữ bú.

5. Sự đồng hành và hỗ trợ không thể thiếu

Trong những ngày kế tiếp, bé vẫn tiếp tục phản kháng và nhịn một số cữ bú. Tuy nhiên thời gian nhịn sữa cũng ít hơn (từ 14 giờ xuống 11 giờ rồi xuống 9 giờ). Và lượng sữa con ăn bắt đầu tăng hơn (từ 30ml lần đầu, đến 50ml, 60ml… Đến ngày thứ 4, bé đã bú hết 120ml sữa ngon lành.

Quyết định cho con “được” nhịn đói là một việc rất khó khăn. Mình xác định sẽ phải đối đấu với các ý kiến tiêu cực xung quanh nhưng vì tương lai “Con bú ngoan, mẹ vui khỏe” thì mình đã rất quyết tâm và kiên định với kế hoạch đã đặt ra. Rất may là mình có sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ rất nhiều của bố bé và ông bà.

Nhờ có đồng hành không thể thiếu này mà ngoài việc an tâm tập bú bình cho bé, mình có thể sắp xếp được các vấn đề như: Hút sữa hàng ngày để tránh căng tức ngực, bảo quản hâm nóng sữa, vệ sinh bình sữa sau mỗi cữ bú…”

tap bu binh

Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ là thông tin tham khảo hữu ích giúp nhiều mẹ có thêm động lực để tập bú bình thành công cho các bé con của mình.

Mẹ có thể tham khảo nơi mua sản phẩm chính hãng 

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phân Phối Ánh Dương 

Website:  https://phanphoianhduong.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/NUKVietnam 

Shopee:  http://bit.ly/nukvietnamshopee

Để được tư vấn về sản phẩm hãy gọi 090 300 77 99 

Số 81A Trần Quốc Toản, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

Nguồn : bau.vn