Mẹo hay giúp bé 1 tuổi nhanh biết nói

Khi bé vẫn phát triển bình thường về thể chất và hoạt động, chứng tỏ não bộ bé vẫn bình thường, việc bé chậm nói có thể là do ảnh hưởng tâm lý nào đó, cha mẹ cần sớm tìm cách khắc phục, áp dụng các mẹo hay giúp bé nhanh biết nói cũng là một giải pháp.

Quan tâm đến con

Mẹo hay giúp bé 1 tuổi nhanh biết nói đầu tiên phải quan tâm đến con. Trẻ nhỏ rất cần sự quan tâm từ bố mẹ và những người xung quanh. Đối với những em bé dưới 1 tuổi thường là tâm điểm thu hút sự chú ý của các thành viên trong gia đình. Đừng bao giờ bỏ qua những cử chỉ hàng ngày của bé, bạn hãy kiên nhẫn đáp lại những tiếng ê a hoặc những âm thanh dễ thương bé phát ra bằng cách nhìn thẳng vào khuôn mặt bé, gật đầu hoặc nhại lại lời của bé. Khi bé hiểu bố mẹ đang quan tâm đến mình, bé sẽ thích thú khua chân múa tay và ê a nhiều hơn. Lâu dần, kĩ năng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển và bé nhanh biết nói hơn.

Thường xuyên nói chuyện và tập cho con nói

Trẻ sơ sinh biết hóng chuyện từ rất sớm. Khi bé có nhu cầu nói chuyện hãy cố gắng tập cho bé và đáp lại những cử chỉ của bé. Tuy bé không nói được ra nhưng lại rất muốn nói chuyện. Vì thế việc bắt chuyện và gợi ý cho con là điều rất quan trọng. Việc cha mẹ và bé cùng nhau trò chuyện mỗi ngày giúp trẻ có cơ hội giao tiếp và là nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ sau này. Bạn cũng có thể hát cho con những bài hát ngắn có giai điệu vui nhộn hoặc đọc cho bé nghe những bài thơ nhỏ, các bài đồng dao hoặc truyện ngắn để tăng sự thích thú cho bé.

Mẹo hay giúp bé 1 tuổi nhanh biết nói

Chú ý đến tiếng khóc của bé

Khi con nhỏ, trẻ em sẽ lấy tiếng khóc làm nền tảng để giao tiếp với mọi thứ xung quanh. Vì vậy, khi thấy con khóc bạn không nên thờ ơ với bé. Khi cha mẹ quan tâm đến tiếng khóc của con, bạn đã giúp bé giao tiếp với xung quanh và tăng cường các phản xạ ngôn ngữ cho bé.

Coi con như một người bạn

Cha mẹ rất sai lầm khi nghĩ bé còn quá nhỏ để thủ thỉ tâm sự cùng mình. Trên thực tế, bạn càng nói chuyện với con nhiều càng làm phong phú thêm khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho con. Đó là lí do giải thích tại sao những em bé thường xuyên được tiếp xúc với nhiều người sẽ nhanh biết nói hơn.

Vậy nên, cha mẹ có thể tạo môi trường giao tiếp cho con bằng cách thường xuyên nói chuyện với con, mỗi khi trò chuyện bạn có thể nghỉ một lát và theo dõi phản ứng của con. Nếu bạn có con lớn, hãy rủ con cùng tâm sự với bé mỗi ngày.

Kết hợp lời nói với hành động

Khi con khóc hay khó chịu một điều gì đó, hãy kết hợp dỗ dành giữa lời nói và hành động, cử chỉ. Tại sao bạn không biết những công việc đó trở nên thú vị hơn khi vừa làm vừa trò chuyện cùng bé. Việc kết hợp lời nói với hành động của cha mẹ khiến cho bé đỡ khóc và lắng nghe hơn. Dần dần, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bé sẽ tăng lên.

Đọc sách cho con mỗi ngày

Để xây dựng vốn từ vựng cho bé, cha mẹ có nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là việc đọc sách cho con nghe mỗi ngày. Bạn có thể cho bé cầm một cuốn sách vải và đọc cho bé nghe nội dung của cuốn sách đó. Những hình ảnh trong cuốn sách sẽ cuốn hút thị giác của bé, còn nội dung cuốn sách kết hợp với giọng đọc của bạn sẽ khiến bé chăm chú nghe. Lặp đi lặp lại việc đọc sách hàng ngày, cha mẹ sẽ tích lũy cho con vốn từ vựng phong phú hơn.

Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện.

Mẹo giúp bé nhanh biết nói là thường xuyên đọc sách và giao tiếp với con

Kiên nhẫn lặp đi lặp lại các từ

Khi trẻ tập nói, việc trẻ mới chỉ biết một vài từ là điều đương nhiên. Vì thế những từ nào bé đã biết bé sẽ hay nói về từ đó. Vì thế bố mẹ cũng không quên dạy bé nói lặp đi lặp lại các từ đó tránh bé quên. Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên kết hợp thêm các từ mới hàng ngày. Với những từ bé chưa bao giờ được nghe, bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần để bé làm quen với những âm thanh đó.

Chú ý các dấu hiệu ngôn ngữ của bé

Trẻ 1 tuổi mà chưa có những dáu hiệu tập nói tức là trẻ đã có dấu hiệu chậm nói. Vì thế bố mẹ nên quan tâm và chú ý đến những dấu hiệu ngôn ngữ của bé. Cha mẹ hãy chú ý quan sát các phản xạ của bé khi bạn dạy ngôn ngữ cho con, nếu bé thờ ơ hoặc học chậm, bạn nên cân nhắc để tìm phương pháp truyền đạt thích hợp hoặc nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ.

Không bắt chước ngôn ngữ của bé

Trẻ nhỏ tập nói thường không thể nói đúng ngữ pháp như người lớn. Vì thế khi thấy trẻ phát âm những từ chưa đúng thì không nên nói bắt trước lại. Mọi người trong gia đình thường thấy thế rất đáng yêu và nhại theo những câu chữ ngô nghê của bé, vô tình khiến bé chậm nói chuẩn và thành tật khó sửa. Mà điều cần làm là nắn chỉnh chó bé, hãy nói lại từ bé vừa nói theo cách đúng nhất, cách dạy bé tập nói tốt nhất là ngôn ngữ của người lớn, luôn nói chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, chuẩn từ.để bé bắt trước.

Cho trẻ đến chỗ đông người

Bạn cần tạo điều kiện cho bé giao tiếp với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ có xu hướng thích gần gũi và chơi cùng với bạn đồng trang lứa. Nhờ vậy mà khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng được cải thiện rất nhanh.

Cha mẹ nên cho con đến vườn bách thú, bách thảo, bảo tàng, công viên cho trẻ em,… sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Những hoạt động bổ ích này giúp con nhận biết tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.