Một số điều cần biết về sa tử cung sau sinh các mẹ nên biết

Sa tử cung là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống trong âm đạo hay nặng hơn cổ tử cung ra khỏi âm hộ.

Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục hoặc sa dạ con là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ, đặc biệt là gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Sa tử cung là gì?

Trên thực tế, không chỉ dạ con mà cả bàng quang và trực tràng sa vào âm đạo. Trong trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo.

Do không ảnh hưởng đến tính mạng nên nhiều chị em thường cam chịu, giấu bệnh vì đây là căn bệnh khó nói nhà nhạy cảm.

sa tu cung

Tuy nhiên, chúng gây ra những rắc rối trong đời sống sinh hoạt như ân ái vợ chồng, các rối loạn tiểu tiện (tiểu không hết nước, khó tiểu).

Tử cung là một bộ phận nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông. Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận cố định hay giữ tử cung bị giãn, nhão ra và một khi áp lực trong ổ bụng tăng (như khi thở, rặn, ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa tử cung với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Sa tử cung cũng có thể gặp ở phụ nữ chưa sinh do thể trạng yếu, dây chằng mỏng không giữ được tử cung. Hoặc những người lao động nặng, lao động tay chân suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội vác nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao.

Triệu chứng của sa sinh dục

Sa tử cung nhẹ thường không gây triệu chứng gì, nhưng với mức độ sa nhiều hơn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì cần được điều trị.

Những triệu chứng sa tử cung mức độ trung bình hoặc nặng:

Cảm giác căng tức hoặc nặng vùng chậu.

Khối mô sa ra ngoài âm đạo.

Rối loạn khi tiểu như khó tiểu, tiểu không hết, tiểu không kiểm soát.

Cảm giác âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục.

sa tu cung

Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung

Bệnh sa tử cung có thể do: Đẻ sớm, đẻ dày, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, sau đẻ lao động sớm hoặc lao động nặng, người ốm yếu suy dinh dưỡng sau sinh hoặc thiếu ăn.

Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng các dây chằng của tử cung và các cơ vùng đáy chậu bị giãn mỏng, suy yếu hoặc bị rách, không đủ sức giữ tử cung ở vị trí cũ. Vì vậy, khi có một động tác nào làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên như khi ho liên tục, đại tiện phải rặn nặng khi táo bón,… sẽ đẩy tử cung xuống dưới và ra ngoài âm đạo.

Nếu đang có biểu hiện của sa tử cung, bạn nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống.

Nguồn : bau.vn