Mụn đầu đen hình thành từ các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn do tế bào chết, vi khuẩn và bụi, khiến lượng dầu sản sinh không thể thoát ra khỏi bề mặt da. Khi đó, đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng.
Theo các chuyên gia da liễu, những vùng da có lỗ chân lông to, tuyến dầu nhờn trên da hoạt động mạnh thì đó là vị trí “đắc địa” cho mụn tấn công. Lỗ chân lông to sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ gây bít tắc. Nếu không vệ sinh sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên, bụi bẩn sẽ tích tụ trong các lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen
Một số nguyên nhân làm tăng khả năng xuất hiện mụn đầu đen:
- Làn da tiết quá nhiều dầu, đổ mồ hôi
- Vi khuẩn propionibacterium acnes tấn công da.
- Nang lông kích ứng với các tế bào chết không được bong ra thường xuyên.
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi trải qua giai đoạn dậy thì, kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc tránh thai,…
- Tác dụng phụ của thuốc: Corticosteroid, Lithium, Androgen,…
- Căng thẳng quá mức hoặc các hội chứng: buồng trứng đa nang (PCOS), tiền kinh nguyệt (PMS),…
- Chế độ ăn uống quá nhiều sữa hoặc thực phẩm làm tăng lượng đường cũng có thể gây ra mụn đầu đen.
Mụn đầu đen có hình thành nốt ruồi không?
Câu trả lời đó là chắc chắn không có. Mụn đầu đen là nhân mụn trứng cá hở, được hình thành do sự tích tụ bã nhờn và chất sừng trong lỗ chân lông. Trong khi đó, nốt ruồi là một thành phần của mô da, là khối mô sống mà thành phần gồm nhiều tế bào sắc tố tăng sinh tạo thành ổ. Như vậy, xét về bản chất, thành phần cấu tạo hay cơ chế hình thành của mụn đầu đen và nốt ruồi đều khác nhau. Bởi vậy, mụn đầu đen, vốn chỉ là một khối chất thải với bã nhờn và chất sừng hoàn toàn không có khả năng biến thành nốt ruồi – khối mô sống nằm trong cấu trúc da.
Các cách để ngăn ngừa mụn đầu đen
1. Vệ sinh da mặt sạch sẽ
Bằng cách rửa mặt bằng sữa rửa mặt trung tính được chiết xuất từ thiên nhiên. Vào mỗi buổi tối phải thực hiện bước tẩy trang trước để loại bỏ hết cặn mỹ phẩm, dầu nhờn. Đồng thời, có thể kết hợp sử dụng nước muối ấm sinh lý để làm giảm sưng, sát khuẩn, hỗ trợ trị mụn hiệu quả.
2. Tẩy tế bào chết
Lớp tế bào chết trên da nên được lấy đi 2-3 lần trong tuần, không chỉ để cho làn da luôn tươi mới, ngăn ngừa mụn ẩn, mụn đầu đen hình thành mà còn là cách làm trắng da toàn thân hiệu quả đó nhé! Nếu bạn sử dụng rất nhiều sản phẩm chăm sóc da nhưng lại không tẩy tế bào chết thì nó chẳng có nghĩa lí gì cho làn da của bạn đâu!
3. Sử dụng sản phẩm có chứa BHA
BHA là loại acid tan trong dầu có khả năng thẩm thấu sâu vào da giúp làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông. Từ đó giúp loại bỏ và hạn chế sự hình thành của mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn bọc…Thậm chí, với những cô nàng không có mụn, việc sử dụng BHA đều đặn sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, trả lại làn da tươi mới, khỏe mạnh nhất cho bạn.
4. Không được nặn mụn đầu đen
Việc nặn mụn sẽ gây ra nhiễm trùng và gây đau đớn nếu bạn tự ý nặn mụn tại nhà mà không có sự can thiệp của bác sĩ. Vì nặn mụn ở đầu mũi là nơi dễ nhiễm trùng trên lớp hạ bì – lớp da, là nơi vi khuẩn dễ mắc kẹt.
5. Thay đổi thói quen ăn uống
Bạn cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu Omega-3: các loại cá, các loại đậu và hạt như hạt óc chó, hạt hướng dương…
- Thực phẩm giàu vitamin B, C, E: có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả, nước ép hoa quả tươi…
- Thực phẩm giàu kẽm: hải sản, hàu, viên uống chức năng bổ sung kẽm…
- Nước: bạn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để tăng cường khả năng đào thải độc tố và thanh nhiệt cơ thể.
Mụn đầu đen không thành nốt ruồi như mọi người thường nói nhưng nếu bạn để lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da. Vì thế bạn có thể áp dụng những cách trên để ngăn ngừa mụn, đảm bảo da sạch mịn, trắng sáng.
Nguồn : bau.vn