Muốn con cứng cáp, mẹ bầu phải bổ sung ngay vitamin D

Vitamin D không chỉ có lợi cho sự hình thành, phát triển hệ thống xương ở bé mà còn ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Bổ sung vitamin D khi mang thai bằng cách nào?

Ánh sáng mặt trời là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào cho cơ thể. Phơi nắng vào buổi sáng sớm khi ánh nắng mặt trời không quá gay gắt giúp cho mẹ hấp thụ được nhiều vitamin D, mẹ bầu nên để lộ mặt, tay không nên bôi kem chống nắng. Mẹ bầu cần ngừng phơi nắng khi da chuyển sang màu đỏ hay có cảm giác nóng, bỏng rát.

Mẹ bầu cũng có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể thông qua những nguồn thực phẩm hàng ngày như cá, trứng, gan, thịt đỏ… vitamin D tan trong chất béo nên mẹ bầu có thể bổ sung DHA.

Vitamin D rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên mẹ bầu cần bổ sung lượng vitamin D hợp lý tránh gây tình trạng thừa hay thiếu đều không tốt. Thừa vitamin D sẽ khiến mẹ bầu bị hay gặp phải tình trạng buồn nôn, choáng váng, đau bụng, đi ngoài, sỏi thận, cao huyết áp… Vì vậy, cách an toàn nhất là mẹ bầu nên bổ sung lượng vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vitamin D chống còi xương cho trẻ

Muốn phòng chống còi xương cho trẻ mẹ cần phải thực hiện ngay từ giai đoạn mang thai. Thời gian tốt nhất để thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh trong giai đoạn trẻ còn trong bụng mẹ là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

bổ sung vitamin

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể để thai nhi có thể hấp thu qua nhau thai. Vitamin D có vai trò quan trọng chuyển hóa hấp thu canxi, giúp cơ thể phát triển tốt với bộ xương cấu trúc vững chắc, giúp cho hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh cơ. Thiếu vitamin D và canxi gây còi xương, mềm xương ở trẻ em, làm bé chậm phát triển và dị dạng xương, nó còn ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, thiếu hụt vitamin D trong khi mang thai cũng ảnh hưởng khả năng miễn dịch và sự phát triển của xương từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến mẹ phải sinh mổ và dẫn đến một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

Các biện pháp chống còi xương cho trẻ

Bên cạnh việc chống còi xương cho trẻ khi còn trong bụng mẹ thì các mẹ cũng cần có những biện pháp phòng tránh còi xương đối với trẻ khi đã sinh ra. Mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6  – 12 tháng đầu sau khi sinh. Sau khi trẻ cai sữa, cha mẹ vẫn cần phải cho trẻ uống sữa hàng ngày, tối thiểu 300 – 400ml mỗi ngày.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa canxi, photpho, vitamin D như: gan, xương ống, tôm, ốc, cua, cá, lòng đỏ trứng, sữa, vừng đen, rau ngót…

bổ sung vitamin

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên dưới da có chứa các tiền vitamin D, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời các yếu tố này sẽ tổng hợp nên vitamin D cung cấp cho cơ thể. Dù trẻ bị bệnh còi xương hay không đều cần phải tắm nắng hàng ngày khoảng 10 – 15 phút. Mẹ nên lưu ý tắm nắng cho trẻ vào khoảng trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để tránh ánh nắng quá gay gắt, có chứa nhiều tác nhân gây hại cho trẻ.

Cho trẻ uống vitamin D phòng tránh bệnh còi xương, nhất là với những trẻ sinh non. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ uống chế phẩm có canxi như canxi B1-B2-B6. Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất

Để phòng chống còi xương cho bé, trong bữa ăn hàng ngày mẹ cần bổ sung thêm dầu ăn. Bởi vì dầu ăn có khả năng hòa tan vitamin D. Nếu như trong bữa ăn của trẻ thiếu dầu ăn thì dù có uống vitamin D thì trẻ cũng rất khó hấp thu vào cơ thể.

 

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng