Vẻ đẹp trường tồn với thời gian
Lịch sử ghi lại rằng, trước khi trở thành vợ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đã dược vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp mà đỉnh cao là 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương. Với nhan sắc “chim sa, cá lặn”, hoàng hậu Nam Phương luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho những tay nhiếp ảnh thời đó từ trong nước đến quốc tế.
Nam Phương trong lễ tấn phong Hoàng hậu, ngày 21/3/1934.
Nam Phương Hoàng hậu chỉ diện chiếc váy trắng cũng toát lên vẻ thanh lịch, tao nhã của người phụ nữ.
Chiếc váy họa tiết hoa, thiết kế lạ mắt tôn lên khí chất sang trọng của Nam Phương Hoàng hậu
Dù tấm ảnh này không rõ nét nhưng cư dân mạng vẫn phải trầm trồ khi nhìn set đồ của Nam Phương Hoàng hậu. Chiếc váy trắng đi cùng túi xách đen kiểu nhỏ và đôi giày đều rất hoàn hảo. Vừa nhìn thoáng qua ai cũng đoán được đây là một người phụ nữ quý tộc
Cư dân mạng cũng từng xôn xao một thời vì gu ăn mặc sang trọng và toát lên vẻ đẹp quý phái của Nam Phương Hoàng Hậu
Hoàng hậu Nam Phương trên hai chiếc tem được phát hành.
Sự thông minh và sắc sảo của Nam Phương Hoàng Hậu
Nếu Nam Phương Hoàng hậu xuất chúng cả về ngoại hình lẫn tính cách, trình độ trí tuệ thì chồng của bà – vua Bảo Đại lại trái ngược hẳn. Ông vốn nổi tiếng là vị vua ăn chơi, trác táng, coi đàn bà là lẽ sống, là hơi thở.
Ông Phạm Khắc Hòe, là Đổng lý ngự tiền văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, từng chứng kiến Nam Phương ghen và kể chuyện đó trong hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”. Khi thấy Nam Phương Hoàng hậu phân vân về mối quan hệ của chồng và vũ nữ Lý Lệ Hà, ông Hòe có khuyên bà ra Hà Nội sống để được gần Bảo Đại. Nhưng ngay lập tức, bà Nam Phương đáp rất khiêm nhường: “Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng”.
Không cố gắng giành lại người đàn ông của mình, Nam Phương Hoàng hậu dành tình thương và sự chăm sóc cho các con.
Người sứ giả là ông Phạm Khắc Hòe dù không biết trong bức thư Nam Phương Hoàng hậu viết gì nhưng đọc xong Bảo Đại mặt cứ tái dần đi. Mãi sau này, lá thư được kẻ thứ 3 là vũ nữ Lý Lệ Hà đã cất giữ suốt 50 năm được công bố. Không hờn giận, không ghen tuông, hay nhục mạ tình định, với vị thế là một Hoàng hậu, là “người chị”, người được phong tước danh chính ngôn thuận, Nam Phương viết: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức Cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc Cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi Cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”
Lá thư không phải thể hiện sự bất lực mà đó là lòng kiêu hãnh, sự kiêu hãnh của một người đàn bà bản lĩnh. Hành động ấy nói trắng ra theo cách hiểu thời nay thì có lẽ là: Tôi cũng chả tha thiết gì cái thứ đàn ông lăng nhăng ấy đâu. Cám ơn vì cô đã rước đi cho. Thôi thì cũng cầu chúc cho cô được “hưởng sái” lâu lâu chút. Và tôi sẽ chẳng bao giờ quên sự phản bội này.
Dù chuyện gì có xảy ra thì Nam Phương Hoàng Hậu vẫn luôn luôn là chính thất.
Không rõ bức thư đã ảnh hưởng đến tâm lý của Lý Lệ Hà đến đâu nhưng nhiều năm sau đó, bà này đã gìn giữ bức thư như một kỷ vật rất quan trọng của cuộc đời. Lý Lệ Hà còn từng cho Bảo Đại xem lá thư chất chứa tâm tình của người vợ chính thất. Còn về phần mình, Nam Phương Hoàng hậu chọn sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định, một lòng chăm lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang định cư ở Pháp và dành những ngày cuối đời nơi đất khách.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nam-phuong-hoang-hau-vi-hoang-hau-tai-sac-ven-toan-cuoi-cung-cua-viet-nam-a184139.html