Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh bí tiểu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh không đi tiểu được phải làm sao là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều này.

Trẻ sơ sinh không đi tiểu được phải làm sao? Đây là câu hỏi mà các mẹ thường thắc mắc khi con rơi vào tình trạng đi tiểu khó khăn, buồn tiểu nhưng lại không thể tiểu được. Trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu dẫn đến quấy khóc liên tục khiến mẹ vô cùng lo lắng. Bí tiểu ở trẻ sơ sinh rất thường hay xảy ra nên mẹ cần chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe bé yêu.

Bí tiểu là gì?

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu từ 6–8 lần/ngày tùy theo lượng sữa trẻ bú được. Bàng quang của trẻ sơ sinh có thể chứa một lượng nước tiểu khoảng  60–300ml. Khi chứa đầy nước, bàng quang sẽ phát tín hiệu buồn tiểu và khiến trẻ đi tiểu. Nếu không đi tiểu được trên 12 giờ thì nghĩa là trẻ đã bị bí tiểu, kèm theo đó một số dấu hiệu mẹ rất dễ nhận ra.

Nguyên nhân trẻ bí tiểu là vì sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh  không đi tiểu được, thông thường đó là do:

  • Mẹ không có đủ sữa cho trẻ. Khi trẻ bú ít thì lượng nước tiểu cũng sẽ giảm hẳn.

  • Thời tiết nóng nực làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi hơn dẫn đến ít đi tiểu.

  • Trẻ bí tiểu vì bị táo bón. Trẻ không đi cầu được lâu ngày sẽ làm phân bị ứ đọng ở đường ruột và chèn ép lên đường tiểu của trẻ.

  • Trẻ bị rối loạn dây thần kinh bàng quang khi mắc một số bệnh như viêm não, viêm tủy sống, viêm mô tế bào… Đó cũng là những nguyên nhân gây bí tiểu.

  • Bé trai bị hẹp bao quy đầu.

  • Bé gái bị dị tật dính môi lớn.

  • Trẻ uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng bí tiểu.

  • Trẻ bị sốt, nôn mửa…

Cách phòng ngừa bệnh bí tiểu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bí tiểu cho trẻ, mẹ cần theo dõi kỹ thói quen đi tiểu của bé yêu. Đồng thời, qua việc quan sát màu nước tiểu, mẹ sẽ biết được con có đang bị thiếu nước hay không.

  • Nếu nước tiểu trẻ có màu trắng trong thì thường là dấu hiệu trẻ đã được cung cấp sữa đầy đủ. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng trẻ dư thừa sữa và gây áp lực không tốt lên thận của trẻ.

  • Nếu nước tiểu trẻ có màu vàng sẫm thì có thể đó là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước. Trong trường hợp này, nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần cho con bú nhiều hơn nữa nhé.

  • Nếu trẻ đã qua giai đoạn sơ sinh, đang trong quá trình ăn dặm, mẹ hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và nước uống để cung cấp chất xơ, ngăn ngừa táo bón và chứng bí tiểu ở trẻ.

  • Mẹ nên cho trẻ đi tiểu ngay khi trẻ cảm thấy mắc tiểu, đừng để trẻ thường xuyên nín tiểu sẽ không tốt cho thận và còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.