Những dấu hiệu dọa sinh non mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý

Sinh non là nguyên nhân gây tử vong của 70% trẻ sơ sinh trên thế giới.

Bởi vậy, sớm phát hiện các dấu hiệu dọa sinh non để nhập viện và can thiệp kịp thời có thể ngăn được cơn chuyển dạ và tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin hữu ích về tình trạng dọa sinh non cũng như các dấu hiệu dọa sinh non.

Tìm hiểu về tình trạng dọa sinh nondau hieu doa sinh non

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết sinh non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thai 22 cho tới trước tuần thai 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.

Do đó, dọa sinh non có thể được hiểu là tình trạng xuất hiện những biểu hiện chuyển dạ, sắp sinh trong khoảng tuần thai 22 cho tới tuần thai thứ 37 nhưng cổ tử cung vẫn còn đóng hoặc bắt đầu có dấu hiệu mở.

Theo thống kê, hầu hết mẹ bầu đều có nguy cơ sinh non. Trong khi đó có tới hơn 50% trường hợp sinh non không thể xác định nguyên nhân chính xác. Một số vấn đề liên về sức khỏe ở mẹ bầu có thể gây sinh non bao gồm:

  • Mẹ bầu đã từng sinh non
  • Thời gian giữa các lần mang thai ít hơn 18 tháng
  • Bầu đa thai
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Phẫu thuật cổ tử cung trước khi mang thai
  • Mắc các bệnh liên quan đến tử cung bao gồm u xơ tử cung, tử cung 1 sừng…
  • Đa ối, rau tiền đạo, rau bong non, ối vỡ sớm
  • Bà bầu bị thiếu máu mức độ từ vừa đến nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên

5 dấu hiệu dọa sinh non mẹ bầu cần đặc biệt lưu ýdau hieu doa sinh non

Trong suốt thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên nếu như xuất hiện có các dấu hiệu dọa sinh non dưới đây thì mẹ bầu phải ngay lấp tức nhập viện để được kiểm tra và có thể kịp thời xử lý:

  1. Xuất hiện các cơn đau bụng cùng với tức nặng bụng dưới. Đôi khi có kèm tiêu chảy
  2. Mẹ bầu cảm thấy đau lưng liên tục, âm ỉ, có cảm giác đau theo chu kỳ.
  3. Xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo hoặc tăng tiết dịch âm đạo
  4. Dịch âm đạo bất thường: loãng như nước (nguyên nhân có thể là vì rò rỉ ối) hoặc xuất hiện chất nhầy như thạch và có lẫn máu.
  5. Cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất đều đặn 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây và không có dấu hiệu giảm khi thay đổi tư thế. Cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

Vào thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu cũng sẽ thường xuyên cảm nhận được các cơ co thắt do các cơn đau chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò Braxton-Hicks nhằm làm mềm và mỏng cổ tử cung để chuẩn bị cho việc vượt cạn.

Không giống với cơn co thắt tử cung dọa sinh non, những cơn gò chuyển dạ giả sẽ xảy ra không đều, cơn đau thường tập trung nhiều ở vùng bụng dưới và có thể biến mất khi bà bầu thay đổi tư thế hoặc hoạt động.

Trong trường hợp các cơn gò cung của mẹ có những đặc điểm này và không có bất cứ biểu hiện bất thường nào khác thì đừng quá lo. Nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường chứ không phải là dấu hiệu dọa sinh non.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.