Những loại vaccine bé từ 4-6 tuổi nên được tiêm theo khuyến cáo của CDC (Mỹ)

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo một số loại vacccine cho bé trong độ tuổi tiền tiểu học từ 4-6 tuổi.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine và thời điểm thích hợp để tiêm vaccine cho bé.

Vaccine cúm cho bé

vaccine cho be

Trẻ nhỏ rất dễ nhiễm virus cúm và có nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Các bác sĩ chỉ định vaccine cúm nên tiêm cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi và nhắc lại mỗi năm. Bố mẹ nên nắm rõ lịch tiêm chủng cho bé hằng năm do các trẻ ở lứa tuổi này chưa có đủ miễn dịch lại thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ các trẻ khác khi chơi cùng nhau. Bên cạnh đó, bệnh cúm do virus thường gặp ở  mùa tựu trường vì vậy chỉ cần trong lớp có 1 trẻ mắc bệnh thì sẽ có khả năng lây cho cả lớp.

Tại sao bố mẹ cần tiêm vaccine cúm cho bé:

  • Hạn chế các nguy cơ mắc bệnh cúm và khiến trẻ phải nhập viện.
  • Có thể ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của cúm gây ra. Đặc biệt là nếu bé dưới 5 tuổi có thể sẽ bị viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, khởi phát cơn hen phế quản kịch phát hoặc viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính.
  • Ngăn ngừa lây lan bệnh cúm cho gia đình và bạn bè, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

Vaccine bại liệt cho bé

vaccine cho be

Thời gian bố mẹ cần lưu ý để tiêm vaccine bại liệt cho bé lần lượt là: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6-18 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus polio gây ra. Nếu virus polio xâm nhập vào cơ thể rồi lan tới hạch bạch huyết thì sẽ dẫn tới một số khác sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương và gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống cùng các tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Trẻ mắc bệnh bại liệt có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng liệt không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.

Vaccine bạch hầu ho gà uốn ván

Thời gian bố mẹ cần lưu ý để tiêm vaccine bạch hầu ho gà uốn ván cho bé lần lượt là: 2 tháng, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15-18 tháng tuổi, 4-6 tuổi, 11-12 tuổi.

Lý do bố mẹ nên tiêm vaccine bạch hầu ho gà uốn ván cho bé:

  • Bảo vệ trẻ khỏi 3 căn bệnh nguy hiểm: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
  • Giúp ngăn chặn lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng do bệnh bạch hầu gây ra khiến trẻ cảm thấy khó thở hoặc nuốt.
  • Ngăn ngừa những cơn đau cứng cơ do uốn ván gây ra cho trẻ.
  • Hạn chế trẻ bị ho dữ dội do ho gà.

Vaccine thủy đậu cho bé

vaccine cho be

Thời gian bố mẹ cần lưu ý để tiêm vaccine thủy đậu cho bé: 1 tuổi đến 15 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Thủy đậu là bệnh do varicella zoster virus gây ra, rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết của người mắc bệnh. Bệnh thường gặp chủ yếu vào mùa xuân ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo lại càng có nguy cơ lây lan rất cao. Thủy đậu là có thể gây ra những biến chứng như viêm tai (tai ngoài, tai giữa), viêm thanh quản và viêm phổi. Trong một số trường hợp bệnh nặng còn có thể gây ra viêm thận cấp, viêm não – màng não hết sức nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời.

Vaccine sởi quai bị rubella

vaccine cho be

Thời gian bố mẹ cần lưu ý để tiêm vaccine sởi quai bị rubella cho bé: 12-15 tháng tuổi và 4-6 tuổi.

Lý do bố mẹ nên tiêm vaccine sởi quai bị rubella cho bé:

  • Bảo vệ trẻ khỏi 3 căn bệnh gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé: bệnh sởi, quai bị và rubella.
  • Giúp trẻ không bị sốt và sưng các tuyến dưới tai hoặc hàm do bệnh quai bị.
  • Ngăn chặn sự lây lan của virus rubella từ trẻ sang phụ nữ mang thai. Bởi nếu phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ gặp phải những tai biến như sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi như các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: