Những lưu ý bố mẹ giúp bố mẹ dạy bé đi xe đạp an toàn mà lại không tốn nhiều thời gian

Xe đạp không chỉ là một phương tiện mà còn là công cụ giúp chúng ta nâng cao sức khỏe thông qua việc dành thời gian để đạp xe mỗi ngày.

Chính vì vậy, cách dạy bé đi xe đạp như thế nào để giúp bé tự tin đạp xe mà vẫn đảm bảo an toàn chính là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Tập trung vào việc dạy bé cách giữ thăng bằng khi tập đi xe đạpcach day be di xe dap

Học cách giữ thăng bằng chính là một bước khởi đầu rất quan trọng trong tập đi xe đạp. Đầu tiên, bố mẹ sẽ cần điều chỉnh yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể duỗi thẳng chân cũng như bàn chân chạm được xuống đất khi ngồi trên yên xe đạp. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tạm thời tháo bỏ bàn đạp để giúp bé tập trung vào học cách giữ thăng bằng khi ngồi trên yên xe.

Bước tiếp theo, bố mẹ hãy dạy trẻ cách cầm ghi đông xe đạp và hướng dẫn bé cách bóp phanh xe. Khi học về giữ thăng bằng, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ dùng chân để đẩy xe di chuyển về phía trước. Sau đó, khi đã quen hơn với cảm giác ngồi trên xe thì trẻ mới có thể nhấc cả hai chân khỏi mặt đất để lướt đi một đoạn (tương tự như đi xe đạp thăng bằng). Song song với đó là chính là lúc bố mẹ dạy cho trẻ cách bóp phanh xe khi muốn dừng lại.

Thông thường, khi mới tập đi xe đạp và học cách giữ thăng bằng, việc lắc lư chao đảo là cực kỳ bình thường. Chính vì thế bố mẹ có thể hỗ trợ và giúp trẻ tự tin hơn bằng cách giữ vai, cổ hoặc lưng của bé trong quá trình tập lái xe. Bố mẹ hãy nhớ rằng chỉ nên giúp bé ngồi vững chứ không kiểm soát xe đạp bởi vậy không cần giữ chặt tay lái mà hãy để trẻ tự do điều khiển xe.

Điều chỉnh vị trí bàn đạp cho bécach day be di xe dap

Khi bé đã biết cách giữ thăng bằng khi ngồi trên xe đạp, bố mẹ hãy gắn lại bàn đạp đồng thời nâng cao yên xe một chút để sẵn sàng cho việc tập đi xe đạp. Cách tập xe đạp cho bé đúng cách phải xét đến cách chỉnh vị trí của bàn đạp. Cụ thể bàn đạp dành cho chân thuận (tùy theo từng bé) sẽ được xoay đến vị trí cao hơn so với bàn đạp dành cho chân còn lại.

Bước tiếp theo, bố mẹ hãy yêu cầu trẻ đặt chân thuận lên bàn đạp rồi hô 1, 2, 3 để trẻ đạp xuống và nhấc chân kia khỏi mặt đất để đặt lên bàn đạp còn lại. Trong khi trẻ mới đạp về phía trước vài mét, bố mẹ hãy tiếp tục giữ vai hoặc lưng của bé để giúp con yên tâm hơn khi đạp xe.

Như phần trên đã đề cập, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ ngồi vững hơn chứ không giữ và kiểm soát xe đạp. Khi trẻ đạp được vài mét, bố mẹ hãy dần dần thả tay ra để trẻ có thể tự lái. Việc vấp ngã khi bé tập đi xe đạp là hoàn toàn bình thường vì vậy bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Hãy luôn đồng hành trong quá trình dạy bé tập xe đạpcach day be di xe dap

Để trẻ chủ động và tự tin điều khiển xe một mình là rất quan trọng. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên dừng việc hỗ trợ quá sớm, đặc biệt là khi cảm thấy con chưa sẵn sàng để lái xe một mình. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng thời gian tập xe đạp của mỗi đứa trẻ không giống nhau và không phải đứa trẻ nào cũng có thể thành công ngay trong một vài ngày.

Chính vì thế, khi con chưa tự tin thì bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng con và kiên nhẫn hỗ trợ để tránh việc trẻ cảm thấy sợ hãi đối với việc tập xe đạp. Ngoài ra, việc điều khiển xe hai bánh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì thế cần lưu ý quan sát con trong suốt quá trình tập xe đạp. Hãy luôn nhắc bé nhìn phía trước và luôn nhắc trẻ bóp phanh khi muốn dừng xe. Có thể nói rằng, đây chính là những nguyên tắc cơ bản trẻ để giúp bố mẹ dạy con đi xe đạp một cách an toàn. Bố mẹ hãy lưu ý nhắc nhở thường xuyên để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?